(HBĐT) - Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến, đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh được nâng cao, do đó tham gia lễ hội đã trở thành nhu cầu chính đáng, có ý nghĩa lớn. Việc tổ chức, phục dựng hiệu quả các hoạt động lễ hội góp phần khai thác tiềm năng du lịch, góp phần tích cực phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Lễ hội đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) là một trong các lễ hội được phục dựng trong năm 2017 này. ông Nguyễn Văn Tân, chủ tế lễ hội đình Ngòi cho biết: Năm nay tôi 79 tuổi nhưng không biết đình Ngòi có từ bao giờ. Lễ hội đình làng Ngòi diễn ra để tưởng nhớ công đức của Tam vị Tản Viên Sơn Thánh Quốc chủ Đại Vương và các vị  thần của làng; cầu mong các vị thần phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hoà, mọi người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu... Lễ hội đình Ngòi được tổ chức mỗi năm một lần, từ ngày mồng 8 đến ngày 9 âm lịch. Do nhiều biến động lịch sử, từ những năm 1952 - 2011, Lễ hội đình Ngòi không được tổ chức. Đến năm 2012, chính quyền, nhân dân thôn Ngòi và UBND xã Sủ Ngòi đã cho khôi phục lại lễ hội. Lễ hội chỉ diễn ra trong ngày mùng 8 tháng giêng. Hiện nay, các nội dung nghi thức, nghi trình của lễ hội đơn giản đi nhiều, không còn được như xưa. Việc khôi phục, phục dựng lễ hội còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương và là việc làm đúng với chủ trương, đường lối của Đảng về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Phần rước và tế lễ của lễ hội đình Ngòi (TP Hòa Bình) được phục dựng theo truyền thống.  

 

Tuy nhiên, những điều kiện cần thiết để tổ chức lễ hội đình Ngòi còn thiếu rất nhiều. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở VH-TT&DL tại Công văn số 735, ngày 23/8/2016 về việc điều tra, khảo sát, đề xuất, cho phép phục dựng lễ hội đình Ngòi, xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức khảo sát thực tế và tìm hiểu tư liệu về lễ hội đình Ngòi. Với sự phối hợp của các phòng chuyên môn Sở VH-TT&DL, TP Hòa Bình và xã Sủ Ngòi, lễ hội đình Ngòi năm 2017 đã được phục dựng với 2 phần chính: Phần rước và tế lễ. Ngày mồng 8, buổi sáng bình cỗ xôi, gà; buổi chiều làm lễ cáo tế tại đình. Ngày mồng 9 là chính hội, buổi sáng rước kiệu đi lấy nước về đình tế thần. Sau rước nước, đoàn rước lại đi rước vía lúa. Sau khi rước đủ nước, vía lúa, cỗ lễ đã được sắp đầy đủ, làng bắt đầu tế. Tế lễ xong, ông chủ tế vào đình làm lễ cúng mời thôi. Cỗ đầu trâu được đưa về giáp Nồi, các trưởng giáp tập trung tại nhà ông trưởng giáp nồi, đầu trâu được chia đều cho 8 giáp, các giáp đem phần đầu trâu được chia về, các hương ẩm góp xôi, rượu ăn tập trung tại nhà trưởng giáp. Phần hội được diễn ra với các trò chơi đu, chọi gà, đánh đáo… Năm nay, lễ hội tổ chức cùng với Đại hội TD-TT của xã nên các nội dung phần hội cũng phong phú hơn.

 

Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 58 lễ hội được đăng ký tổ chức. Trong dịp đầu năm có 54 lễ hội đã được tổ chức. Trong đó, 4 lễ hội quy mô cấp huyện gồm: lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; lễ hội Khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc; lễ hội đình Ngòi, TP Hòa Bình; lễ hội Mường Động, huyện Kim Bôi. Còn 50 lễ hội cấp xã và cấp xóm, bản tổ chức bằng nguồn hỗ trợ của địa phương và nguồn xã hội hoá của nhân dân. Đặc biệt, năm nay, UBND tỉnh cho chủ trương phục dựng 4 lễ hội gồm: lễ hội đình Ngòi, TP Hòa Bình; lễ hội Mường Động, huyện Kim Bôi của dân tộc Mường; lễ hội Gầu Tào, dân tộc Mông, huyện Mai Châu và lễ hội Cầu Mường, dân tộc Tày, huyện Đà Bắc.

 

Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Đây đều là những lễ hội truyền thống gốc, thất truyền từ lâu nên để khôi phục lại gặp không ít khó khăn. Để tiến hành các bước khôi phục cần có tư vấn chuyên môn, khảo sát, điều tra toàn bộ lễ hội. Xây dựng lý lịch, kịch bản phục dựng và triển khai kế hoạch luyện tập ở địa phương. Một số lễ hội đã bị mất nhiều phải làm lại từ bước điều tra ban đầu, nghiên cứu thêm ở các tỉnh khác. Như lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông phải xin tư liệu của tỉnh Lai Châu. Lễ hội Cầu Mường dân tộc Tày dựa vào sự tương đồng của dân tộc Thái đen… Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn trong năm đầu phục dựng lễ hội. Từ những năm sau, lễ hội sẽ được bàn giao về địa phương do nhân dân là chủ thể.

 

Khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở VH-TT&DL các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc được lưu giữ trong đời sống dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, đồng thời phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc. Nhìn chung, các lễ hội được phục dựng trong năm 2017 được tổ chức có quy mô hơn và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý và kết hợp giữa các lễ thức truyền thống, văn hóa dân gian và tổ chức các môn thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, sinh hoạt văn hoá văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tồn được giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trong địa bàn tỉnh.

 

                                                                              Hương Lan

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục