(HBĐT) - Những năm 60-70 của thế kỷ trước, khu tập thể Nhà máy giấy Hoà Bình được hình thành tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên nhà máy từ 20 tỉnh, thành trong cả nước làm việc tại nhà máy có nơi ở ổn định, yên tâm công tác.

 

Gắn bó với mảnh đất Hoà Bình, chọn nơi đây để an cư lạc nghiệp, năm 1992, từ một khu tập thể, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập, trở thành nơi sinh sống lâu dài của những người trên khắp các vùng miền đất nước. Có tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhân dân xóm Máy Giấy luôn đoàn kết cùng góp sức xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

 

 

Lãnh đạo chi ủy, chính quyền xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trao đổi nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa.

 

Ông Hồ Văn Tạo, bí thư chi bộ xóm cho biết: Điểm thuận lợi nhân dân trong xóm thuần tuý là công nhân, lao động trong cùng cơ quan, lãnh đạo xóm cũng là cán bộ nhà máy trước đây, do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi uỷ, chính quyền luôn thống nhất, các hoạt động triển khai tạo được sự đồng thuận, nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện.

 

Xóm có 113 hộ, 418 nhân khẩu, xóm không có đất nông nghiệp, diện tích đất đồi rừng ít. Đời sống, thu nhập chính của bà con là từ lương hưu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ. ông Phạm Đình Đề, trưởng xóm cho biết: Hiện xóm có trên 100 người, chiếm 30-40% số dân trong xóm có chế độ hưu trí. Diện tích rừng toàn xóm chỉ khoảng 30 ha, đất trồng cây ăn quả không đáng kể. Con em trong xóm hiện đi công tác, làm việc ở nhiều nơi trong, ngoài tỉnh. Không có đất sản xuất nên nhiều hộ năng động tìm hướng phát triển kinh tế, đầu tư vào các ngành nghề TTCN, kinh doanh dịch vụ. Nổi bật là nghề làm chổi chít xuất khẩu, xóm hiện có 7 xưởng chổi chít do 7 hộ dân làm chủ xưởng giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa bàn với thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/ tháng, có lao động đạt 4 - 4,5 triệu đồng/tháng như xưởng của hộ ông Quách Ngọc Thành giải quyết việc làm cho 20 lao động của xóm và nhiều lao động ở các nơi khác. Thu nhập từ các xưởng chổi chít chiếm gần 30% tổng thu nhập của xóm. Xóm hiện còn 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo.  

 

Là cư dân của nhiều vùng miền cùng tập hợp về nơi đây sinh sống, từ tình đồng nghiệp rồi là hàng xóm láng giềng, tinh   thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau luôn được nhân dân xóm Máy Giấy phát huy trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống đời thường không tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa các gia đình như hai hộ liền kề tranh chấp về lối đi chung, lắp đặt ống nước thải để nước chảy sang nhà bên cạnh, hộ chăn nuôi không xử lý tốt chất thải gây mùi ảnh hưởng đến các hộ xung quanh… Mỗi khi có việc xảy ra, các tổ chức, đoàn thể xóm đều kịp thời có mặt gặp gỡ, động viên, khuyên giải các gia đình với phương châm “một điều nhịn, chín điều lành”, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, không vì một việc nhỏ gây căng thẳng làm mất tình cảm làng xóm, tình cảm anh em của những người từ muôn phương về đây lập nghiệp. Nhờ đó, nhiều năm qua, xóm Máy Giấy không xảy ra vụ việc phức tạp, không có tình trạng đơn thư khiếu nại, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, bà con đoàn kết thực hiệt tốt các quy ước, hương ước, giữ ổn định tình hình AN-TT trên địa bàn. Cùng chung tay, góp sức trong công cuộc  phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xóm đạt mức thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/người/ năm, là xóm có bình quân thu nhập cao nhất xã. Liên tục 9 năm qua, xóm Máy Giấy được công nhận làng văn hóa.

 

 

                                                                                          Hà Thu

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục