(HBĐT) - Vào những ngày này, khi cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử đồn điền Chi Nê - nơi đặt Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng. Nơi đây vinh dự 2 lần đón Bác Hồ về thăm. Khu tưởng niệm Bác Hồ nằm trong quy hoạch Khu di tích đồn điền Chi Nê. Cùng với đông đảo du khách, chúng tôi thành kính dâng hương trước Người và hiểu thêm những kỷ niệm, thời khắc đáng nhớ khi Bác về thăm đồn điền Chi Nê, cán bộ và nhân dân huyện Lạc Thủy.

Du khách đến thăm khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam.

 

Năm 1946, Chính phủ, Hồ Chủ tịch, Bộ Tài chính quyết định chọn đồn điền Chi Nê (nay thuộc địa bàn xã Cố Nghĩa) của ông Đỗ Đình Thiện là một trong những cơ sở đặt Nhà máy in tiền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lần đầu tiên đồng tiền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và được lưu hành trên toàn quốc với sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, công nhân viên Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê mà Bác Hồ gọi thân mật là: “Nhà máy in giấy bạc của chú Thiện”. Tờ bạc tài chính Cụ Hồ ra đời mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng: góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp thần kỳ của dân tộc ta. 

Thời kỳ đó, gia đình ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản giàu lòng yêu nước đã hy sinh sản nghiệp lớn lao của một gia tộc vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồn điền Chi Nê là nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Cũng chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ chân khi Người đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa. Bác làm việc cả ngày 19/2/1947. Ngày 20/2/1947, Bác đi Thanh Hóa. Rạng sáng ngày 21/2/1947, Bác trở lại đồn điền Chi Nê và đến thăm Nhà máy in tiền. Bác tới thăm nhà để tiền tại xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa. Cùng đi với Bác có đồng chí Lê Văn Hiến - Bộ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí Phạm Quang Chúc - Giám đốc Nhà máy in tiền. Bác đi thăm xưởng in, thăm và nói chuyện với anh, chị em công nhân và tự vệ chiến đấu của nhà máy, thăm kho để tiền và nơi ở của cán bộ, công nhân. Bác căn dặn: “Đây là máy in của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng vào công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân...”. Sau khi đi thăm một số nơi trong nhà máy, Bác nói chuyện với đông đảo cán bộ, công nhân và tự vệ nhà máy. Buổi nói chuyện của Bác mọi người đều phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc trường kỳ kháng chiến của nước ta. 

Đến thăm chợ Đầm Đa, người nhắc nhở ủy ban Hành chính Phú Lão: “Phải rời ngay đến chỗ kín đáo đề phòng máy bay giặc bắn phá”. Thăm một số gia đình đồng bào Mường tại xã Cố Nghĩa, Người động viên: “Cố gắng tăng gia sản xuất làm ra  nhiều ngô, lúa để ăn và ủng hộ kháng chiến”. Đêm 21/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời đồn điền về chùa một mái (Quốc Oai). Sáng 22/2/1947, máy bay giặc Pháp đã tới ném bom oanh tạc đồn điền Đỗ Đình Thiện nhưng xưởng in tiền và Kho bạc tại xóm Đồng Thung vẫn an toàn. Cán bộ, công nhân nhà máy vẫn vững vàng, tích cực sản xuất, in nhiều tiền phục vụ nền tài chính nước nhà.

Bà Đinh Thị Bình, Phó Ban quản lý di tích huyện Lạc Thủy cho biết: Khu di tích Nhà máy tin tiền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2007. Năm 2010, khu di tích khởi công xây dựng trên diện tích 15,5 ha với mong muốn phục dựng lại hình ảnh Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê. Hiện nay, Khu di tích chia thành 3 điểm di tích chính. Di tích 1, ngôi nhà trung tâm của đồn điền Chi Nê xưa (Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động và đón rất nhiều đoàn khách đến thăm quan, học tập, nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt, vào dịp lễ, tết, di tích luôn mở cửa đón khách; tổ chức các nghi lễ dâng hương, dâng hoa báo công trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc làm đó thể hiện lòng kính trọng và biết ơn, tự hào về Bác, mãi mãi học tập và làm theo tấm gương của Người. Di tích 2, xưởng in tiền đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946- 1947) với hai dãy trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, các loại mệnh giá tiền ngày xưa và đặc biệt phục dựng lại  hình tượng cán bộ, công nhân của xưởng in đang làm việc, tái hiện phần nào lịch sử, quá khứ  và di tích 3 là kho để tiền. Nhà máy in tiền cũng được trao kỷ lục Guinness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Khu di tích Nhà máy in tiền đã trở thành địa chỉ đỏ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử truyền thống ngành tài chính và nơi 2 lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.

 

                                                                      H.L

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục