(HBĐT) - Chùa Nghìa nằm trong quần thể di tích Núi Nghìa thuộc xóm Nghìa, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy. Đây là ngôi chùa mang nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, giàu truyền thống cách mạng. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương luôn nỗ lực, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để bảo tồn giá trị văn hóa chùa Nghìa.

Du khách đến thắp hương cầu may tại chùa Nghìa, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy.

 

Chùa Nghìa tọa lạc ở lưng chừng núi Nghìa, tường được xây dựa vào vách núi. Ban đầu, chùa làm bằng tranh tre, nứa lá, gồm 3 gian, mái lợp tranh, vách bằng phên nứa. Đến năm thành Thái Nhị Niên (khoảng cuối thế kỷ XIX), chùa xây theo kiến trúc 3 gian theo kiểu nhà ống, gian trong cùng được thiết kế làm hậu cung, giữa gian 2 và gian 3 là cửa võng. Mặt trước của chùa có đầu đao cuốn rồng, trên đắp lân có cột chống, mái lợp ngói mũ hài; chất liệu gỗ lim, trai có trạm chổ nhiều hoa văn. Với vị trí đắc địa của núi Nghìa, trong kháng chiến chống Pháp, tại khu vực núi chùa đã có nhiều cơ quan về đóng quân và làm việc. Tháng 8/1945, Đại đội tuyên truyền giải phóng quân về đây đóng quân. Năm 1945 - 1950, Văn phòng 1 của ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 3 về ở và làm việc tại chùa Nghìa. Trong kháng chiến, chùa là nơi làm việc của bộ đội. Chùa Nghìa là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tham quan tín ngưỡng của du khách thập phương và là bộ phận không thể tách rời trong khu di tích núi Nghìa, xã Ngọc Lương.

 

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa Nghìa bị hư hỏng. Đến năm 2010, từ nguồn công đức và quyên góp của người dân địa phương và du khách thập phương, chùa được mở rộng và hoàn thiện với kiến trúc hình chữ đinh, kiểu tiền phật hậu thánh, mái lợp ngói, bao gồm hậu cung, nhà tiền đường, phía ngoài có hiên. Hậu cung có diện tích rộng 3,10 m, sâu 3,69 m, bên trong được thiết kế hệ thống ban thờ gồm 7 cấp. Nhà tiền đường có diện tích rộng 4,73 m, sâu 5 m. Bên tả được thiết kế 1 ban thờ 2 cấp. Phía bên ngoài sân, bên hữu có một ban thờ bài trí tượng phật Bà Quan âm, bên tả có một ban thờ bài trí tượng chúa Mường.

 

Ngày nay, chùa Nghìa là nơi tổ chức các  hoạt động văn hoá dân gian, lễ hội truyền thống ở địa phương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Hàng năm, vào ngày 15 tháng giêng hội chùa Nghìa tổ chức thi đồ xôi. Mỗi gia đình Trùm Phe và Giáp Chỉ (Trùm Phe là người đứng đầu làng, Giáp Chỉ là 2 người giúp việc cho Trùm Phe) kể cả những người đã từng là Trùm Phe hay Giáp Chỉ đã nghỉ cũng phải tham gia mỗi gia đình một chõ xôi khoảng 3 kg gạo. Gạo đồ xôi phải là gạo trắng, thơm, dẻo, không có hạt gẫy, chõ đồ xôi phải sạch không được dính muội. Khi các gia đình đồ xôi xong, xôi sẽ được mang lên chùa làm lễ, sau đó tiến hành chấm điểm. Xôi được dùng để đóng oản thắp hương. Mỗi năm, lễ hội chùa Nghìa thu hút đông đảo người dân Ngọc Lương và du khách thập phương tham gia. Những người con Ngọc Lương dù đi làm ăn xa, đến ngày hội chùa cũng trở về để thắp nén nhang cầu lộc, cầu tài.

 

Ngoài những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc chùa Nghìa còn là kho truyền thuyết hấp dẫn, sinh động về đất và người Ngọc Lương. Hiện nay, chính quyền xã Ngọc Lương luôn quan tâm đến việc giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của chùa Nghìa về kiến trúc, lễ hội. Chính vì vậy, xã Ngọc Lương tích cực quảng bá đến du khách thập phương về giá trị văn hóa của chùa Nghìa. Quần thể di tích núi Nghìa, trong đó có chùa Nghìa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 27/2/2017. Tại lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh quần thể di tích núi Nghìa đã thu hút gần 700 lượt du khách đến tham quan, vãn cảnh. Theo số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Lương, từ sau lễ công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh đến đến nay, lượng du khách đến tham quan, vãn cảnh chùa Nghìa khoảng 1.200 lượt người.

 

Đồng chí Bùi Ngọc Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết: Để phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Nghìa và đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, UBND xã Ngọc Lương đã thành lập Ban quản lý khu di tích. Ban quản lý chú trọng công tác quy hoạch, tu sửa, xây dựng công trình vệ sinh, biển chỉ dẫn đường, bãi đỗ xe, đảm bảo ANTT không để xảy ra trường hợp lợi dụng những giá trị linh thiêng nơi cửa phật. Lễ hội chùa Nghìa và quần thể di tích núi Nghìa, xã Ngọc Lương sẽ trở thành điểm đến của du lịch huyện Yên Thủy.

 

 

                                                             Thu Thủy

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục