(HBĐT) - Sáng 23/5, Sở VH-TT&DL tổ chức tổ chức Hội thảo khoa học đề xuất đặt tên công trình thuộc Dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ địa điểm xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở VH-TT&DL; Huyện ủy, UBND, các phòng, ban chức năng huyện Đà Bắc và Công ty CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn là chủ đầu tư dự án.



Quang cảnh hội thảo.

Các đại biểu được nghe báo cáo đề dẫn tại Hội thảo. Trong đó có truyền thuyết về Bà chúa Thác Bờ và văn bia Lê Lợi; về đền thờ Bà chúa Thác Bờ. Theo lời kể, ngôi đền thờ Bà chúa Thác Bờ được dựng lên ngay bên chân thác Bờ. Đền Thác bờ sau 9 lần dịch chuyển lên dần theo mức nước sông Đà trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình. Qua nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền được xây dựng lại. Ngôi đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2008. Công trình xây dựng thuộc Dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc do Công ty CPĐTNLXDTM Hoàng Sơn làm chủ đầu tư. Do ngôi đền đã xuống cấp, quy mô nhỏ không đáp ứng được nhu cầu của du khách đến hành hương và thăm quan, năm 2013, trước đề xuất của Sở VH-TT&DL, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt Dự án tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ tại đồi Hang Thần, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc với quy mô giai đoạn I là đầu tư cơ sở hạ tầng cho công trình được thực hiện từ tháng 5/2014 đến nay. Đồng thời, UBND tỉnh đã có công văn cho phép Công ty Hoàng Sơn thực hiện dự án bảo tồn di tích Đền Thác Bờ (giai đoạn II) theo hình thức đối tác công tư. Tại Quyết định số 242/QĐ-UBND tỉnh, ngày 27/2/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề xuất Dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc giai đoạn II. Trong quá trình xây dựng, Công ty Hoàng Sơn mời các chuyện gia đặt tên cho di tích là "Thác Bờ Linh Từ”. Đến nay, công trình đã hoàn thành cần được nghiệm thu, bàn giao. Công trình cần hoàn thiện các nội dung như: Đề xuất đặt tên cho di tích; trình công nhận di tích và hoàn thành các nội dung văn bia giới thiệu về di tích trước khi đưa vào hoạt động.

 Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các căn cứ lịch sử, khoa học đóng góp ý kiến đề xuất tên gọi cho công trình, trong đó có thống nhất 3 nhóm ý kiến với các tên gọi như: Đền Bờ, Đền Bà Chúa Thác Bờ, Đền Bờ và Văn bia Vua Lê Lợi. Đồng thời, các đại biểu cũng nghiên cứu các nội dung văn bia giới thiệu về di tích. Sau khi thống nhất ý kiến, Sở VH-TT&DL tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.


                                                                                                 Hương Lan 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục