(HBĐT) - Cùng với sự bùng nổ công nghệ thì hiện nay, việc tiếp cận thông tin ngày càng tiện lợi, dễ dàng hơn. Chỉ với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, bạn đi bất cứ đâu, ở bất cứ chỗ nào cũng có thể tiếp cận thông tin trên toàn thế giới. Điều này mang đến sự tiện lợi nhưng nó dần bào mòn thói quen đọc sách của giới trẻ hiện nay.


"Người thầy” Internet

Trước đây khi không có mạng Internet, việc tìm kiếm thông tin đều phải dò dẫm từ những quyển sách, tờ báo, tài liệu liên quan. Có khi cả ngày ở trong thư viện mới tìm được những bài viết, tư liệu về chủ đề quan tâm. Nhưng giờ đây, chỉ bằng vài từ khóa đánh trên máy tính hoặc điện thoại là bạn có thể có hàng trăm bài viết liên quan đến chủ đề chỉ trong vài giây. Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, trường THCS xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Giờ đây, mỗi khi tìm kiếm thông tin, chủ yếu tôi vào mạng Internet đọc tin tức hoặc lên các trang mạng xã hội, ít khi tìm tài liệu ở sách, báo, bởi mất thời gian mà khó tìm được thông tin mình cần. Khi vào Internet, ở đó, tôi có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, đa dạng mà không mất quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Khi có vấn đề cần tra cứu, tôi thường sử dụng công cụ tìm kiếm Google chứ hiếm khi vào thư viện.

 


Cán bộ hưu trí tại Câu lạc bộ hưu trí tỉnh thường xuyên đọc sách, báo, cập nhật thông tin thời sự.

 

Cùng chung suy nghĩ với chị Huyền, chị Nguyễn Thu Hà, nhân viên trong một công ty TNHH cho biết: Trước kia, tôi có thói quen sưu tầm sách, báo nhưng thời gian gần đây, công việc quá bận rộn khiến tôi hầu như không có thời gian vào thư viện hoặc lang thang các cửa hàng tìm mua sách. Thay vào đó, tôi thường vào mạng Internet để đọc sách online hoặc tra cứu thông tin để tiết kiệm thời gian. Thông tin đa dạng, đa chiều, mình dễ tham khảo. Có thể thấy sách điện tử hay công cụ tìm kiếm trên Internet đang ngày càng phổ biến với đa số người trẻ. Cập nhật đầy đủ thông tin, nhanh chóng, tiện lợi, chi phí thấp là những lợi ích trước mắt mà phương thức này mang lại.

Cảnh giác với thông tintrên Internet

Theo ông Bùi Văn Thuận, cán bộ nghỉ hưu ở phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc giới trẻ sử dụng mạng Internet để tra cứu thông tin là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, giới trẻ ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào mạng Internet. Theo tôi thấy, hiện nay, thông tin trên mạng đa dạng và không có sự kiểm duyệt. Nhiều lúc tôi đọc xong cũng không thể phân tích được đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả. Có thể cùng một chủ đề nhưng 2 báo, trang mạng đăng hoàn toàn trái ngược nhau, nhất là vấn đề về sức khỏe, thực phẩm, tin tức chính khách, giới văn nghệ sĩ… Những thông tin này không phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe, phục vụ mục đích cá nhân nên dễ dàng được đăng tải. Do vậy, nếu cứ đọc thông tin trên Internet thì dần dần người đọc, đặc biệt là giới trẻ sẽ ảnh hưởng về nhận thức, hành vi thiếu chiều sâu. Nói cách khác, chúng ta tưởng rằng đã hiểu biết nhưng thực chất mới chỉ chạm đến bề nổi của kiến thức chứ chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Giới trẻ không nên dựa vào Ineternet mà cần phải tạo cho mình văn hóa đọc. Việc tự học thì đọc sách đóng vai trò quan trọng nhất. Sách chính là kho tàng tri thức của nhân loại được tích lũy qua nhiều thế hệ, là người bạn, người thầy thân thiết, đáng tin cậy nhất với chúng ta.

Trước thực trạng đó, trong những năm gần đây, để khơi dậy văn hóa đọc trong giới trẻ, Sở VH -TT&DL thường xuyên tổ chức các hoạt động như: ngày hội đọc sách; các tuyên truyền, giới thiệu sách hay; tặng sách cho các phòng đọc thư viện cơ sở; phối hợp với các trường tiểu học, THCS cấp thẻ thư viện miễn phí cho học sinh, giáo viên… Tuy nhiên, muốn người đọc, đặc biệt là giới trẻ trở lại với văn hóa đọc thì vai trò định hướng của gia đình và nhà trường là quan trọng hàng đầu. Các thầy, cô giáo cần hướng dẫn học sinh tìm đến những cuốn sách hay, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi. Các bậc phụ huynh nên kiểm soát con em mình đang đọc gì để kịp thời uốn nắn và tự bản thân cũng cần đọc sách để con cái noi gương. Như vậy, thói quen đọc sách sẽ được hình thành ngay từ bé và đi vào nếp sống, nếp nghĩ của các em đến khi trưởng thành.

                                                                                    Việt Lâm


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục