(HBĐT) - Chi hội Nhà báo Báo Văn nghệ Hòa Bình được tái lập ngày 20/6/2013 gồm 7 hội viên. Những năm gần đây, các hội viên của chi hội đã tích cực đi cơ sở, thâm nhập thực tế, có nhiều sáng tác chất lượng góp phần nâng cao chất lượng Báo Văn nghệ Hòa Bình.


Hội viên chi hội nhà báo báo Văn nghệ Hòa Bình không ngừng học hỏi kiến thức nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nội dung, hình thức trình bày báo.

Văn nghệ Hòa Bình là tờ báo mang tính nghệ thuật nhiều hơn là thông tấn nên việc truyền tải thông tin, đăng tải bài viết cũng mang tính đặc trưng hơn các loại hình báo chí khác. Hiện nay, mỗi tháng báo xuất bản 2 kỳ với số lượng khoảng 1.400 bản/kỳ. Báo không được cấp kinh phí hoạt động mà chỉ được hỗ trợ tùy theo mỗi năm nên kinh phí eo hẹp, chi trả nhuận bút thấp. Thực tế đó ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của cán bộ nói chung, đội ngũ nhà báo của tờ báo nói riêng.
 
Đồng chí Hoàng Nghĩa, Trưởng ban Thư ký chi hội Nhà báo Báo Văn nghệ cho biết: Các hội viên được phân công nhiệm vụ từng mảng công việc đã khắc phục khó khăn, ngoài việc biên tập, trình bày báo còn dành thời gian đi cơ sở thâm nhập thực tế viết bài. Nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ, ảnh nghệ thuật, ảnh thời sự, tranh minh họa… có chất lượng được đăng tải trên báo địa phương và Trung ương. Ngoài ra, Ban Thư ký chi hội và hội viên đều ở cơ quan thường trực Hội VHNT tỉnh nên đã làm tốt công tác tham mưu và tham gia lãnh đạo các chi hội chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nhà báo tỉnh đạt kết quả tốt.
 
Các hội viên của chi hội tích cực tham gia trại sáng tác, lớp bồi dưỡng văn học, viết bài về đề tài lịch sử nổi bật trong năm, tham gia hội thảo nghiệp vụ… để mở rộng hiểu biết, nâng cao nghiệp vụ, từ đó có thêm các tác phẩm chất lượng. Hội viên của chi hội đã đề xuất và trực tiếp tham gia vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng của báo Văn nghệ Hòa Bình từ nội dung cho đến hình thức. Hiện nay, Báo Văn nghệ Hòa Bình được đánh giá có hình thức đẹp hơn, nội dung phong phú và hấp dẫn hơn. Tờ báo thực sự là diễn đàn văn học, nghệ thuật của tỉnh, được đông đảo văn nghệ sĩ và bạn đọc yêu thích.
 
Các chuyên mục, chuyên đề như sự kiện, ghi chép, truyện, thơ, văn hóa dân gian, lý luận - phê bình, ký - phóng sự, văn nghệ với tuổi thơ, âm nhạc, mỹ thuật… được duy trì chất lượng, tạo nên dấu ấn riêng của tờ báo. Các hội viên như Lê Va, Hoàng Nghĩa, Lê Thị Hồng Lựu, Lò Cao Nhum, Vũ Minh Dương… có thời gian và kinh nghiệm hoạt động báo chí ở nhiều chuyên ngành khác nhau như: báo nói, báo hình, báo viết… đã đồng lòng, đoàn kết, trở thành "xương sống” quan trọng của tờ báo. Một số nhà báo của chi hội như Lê Va, Lê Thị Hồng Lựu… đã tham gia và đoạt nhiều thưởng tại các giải báo chí, cuộc thi sáng tác.
 
Đồng chí Trưởng Ban thư ký chi hội Nhà báo Báo Văn nghệ Hòa Bình cho biết thêm: Ban thư ký chi hội đã phối hợp với Ban Biên tập định hướng công tác tuyên truyền cho từng số, từng tháng; phân công phóng viên, biên tập viên viết bài, trình bày, minh họa và phát hành báo theo năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, các hội viên chi hội gặp một số khó khăn như: có hội viên chuyên môn còn yếu, chi hội thiếu hoạt động mang tính chuyên nghiệp dẫn đến chất lượng công việc có lúc còn hạn chế; việc xét đổi, cấp thẻ nhà báo còn nhiều bất cập, hiện nay, cả chi hội không có hội viên nào được cấp đổi thẻ trong nhiệm kỳ qua…
 
Mục tiêu được chi hội đặt ra trong thời gian tới là tăng cường giới thiệu, quảng bá tác phẩm báo chí và văn học, nghệ thuật đến đông đảo bạn đọc. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng Báo Văn nghệ Hòa Bình, phát hành đến các xóm, bản vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo ra Báo Văn nghệ Hòa Bình đúng kỳ, chất lượng, mỗi năm có 3 - 5 số đặc biệt chào mừng các sự kiện lớn của đất nước và địa phương. Phân công hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, trại sáng tác và các cuộc hội thảo chuyên ngành. 

                                                                                              Dương Liễu

 


Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục