(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, xã Phong Phú luôn là nơi dẫn đầu huyện Tân Lạc về phong trào văn nghệ quần chúng. Vào những ngày đầu xuân, khắp xóm làng đều rộn vang lời ca, tiếng hát. Những câu hát đối giận hờn, trách móc, nũng nịu, đằm thắm của các chàng trai, cô gái hay mềm mại, tha thiết của làn điệu dân ca Mường và âm vang hùng tráng khắp núi rừng của tiếng chiêng… là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xã Phong Phú.


Cán bộ phụ trách văn hóa xã Phong Phú thường (Tân Lạc) xuyên kiểm tra số lượng chiêng trên địa bàn để làm tốt công tác bảo tồn và phát triển chiêng Mường.

Hiện nay, trên địa bàn xã có 11 đội văn nghệ, trong đó, mỗi xóm có 1 đội văn nghệ từ 15 - 20 người gồm những nhạc công, diễn viên không chuyên là hạt nhân văn nghệ ở các xóm. Thành viên đội văn nghệ tự đóng góp kinh phí để mua sắm trang phục biểu diễn. Những thành viên trong đội văn nghệ quần chúng luôn tìm tòi, sáng tạo để dàn dựng lên những tác phẩm văn nghệ đặc sắc phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã. Lời ca, tiếng hát ca ngợi những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường. Xã Phong Phú đã tuyển chọn được những hạt nhân văn nghệ xuất sắc từ các xóm thành lập lên đội văn nghệ của xã chuyên đi biểu diễn tại các lễ hội lớn của địa phương như lễ hội Khai hạ. Với nhiều hạt nhân văn nghệ gắn bó từ lâu như: Bùi Văn Khẩn, Bùi Thị Quynh, Bùi Thị Hiền (xóm ải), Bùi Văn ểu (xóm Lầm); nghệ nhân sưu tầm mo Mường Bùi Văn Lựng (xóm Lầm), Bùi Văn Lợi (phố Lồ)…Các nghệ nhân chính là người "giữ lửa” và "truyền lửa” trong phong trào văn nghệ quần chúng của xã.

Đội văn nghệ xã Phong Phú luôn tiên phong đi đầu và đạt giải cao tại các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện Tân Lạc. Năm 2016, xã Phong Phú tham gia hội thi "Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ” đạt giải nhất, hội thi "Nhà nông đua tài” đạt giải ba. Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc đã làm nên thương hiệu cho phong trào văn nghệ quần chúng xã Phong Phú như các tiết mục dân ca Mường "Đập boong boong”, "Ru ún”, "Lời thương”; hòa tấu chiêng Mường, hòa tấu nhạc cụ dân tộc và khán giả không khỏi bồi hồi, xao xuyến với những câu hát đối ngọt ngào, thiết tha của những cặp trai tài, gái sắc.
 
Bên cạnh tích cực tham gia các hội thi, hội diễn do huyện Tân Lạc tổ chức. Hàng năm, xã Phong Phú còn tổ chức khoảng 10 cuộc giao lưu văn nghệ giữa các xóm và liên hoan văn nghệ quần chúng của xã. Các hoạt động văn nghệ góp phần gắn bó tình đoàn kết giữa các xóm, khu phố. Đội văn nghệ các xóm hào hứng tập luyện để biểu diễn vào ngày lễ, tết như dịp đầu xuân, giải phóng miền Nam, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đội văn nghệ quần chúng 8 xóm và 1 khu phố xã Phong Phú với hàng trăm diễn viên cống hiến cho khán giả nhiều tiểu phẩm, lời ca tiếng hát mượt mà thu hút đông đảo người dân hào hứng đón xem.
 
Đảng ủy và chính quyền xã Phong Phú luôn coi trọng bảo tồn và lưu giữ chiêng Mường. Hiện toàn xã có 61 chiếc chiêng, trong đó, UBND xã giữ 20 chiếc và xóm ải 20 chiếc. Phong Phú làm tốt công tác thống kê số lượng chiêng và phân loại những chiếc chiêng cổ, chiêng mua mới sử dụng tốt và chiêng hỏng để sửa chữa phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy chưa mở được lớp truyền dạy chiêng cho thế hệ trẻ nhưng các vị cao niên của xã luôn ý thức việc dạy con cháu mình cách đánh chiêng. Đội chiêng của xã Phong Phú được lựa chọn đi trình diễn tại Lễ kỷ niện 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, đội chiêng của xóm ải thường xuyên trình diễn tại khu du lịch cộng đồng xóm ải để thu hút khách du lịch.
 
Đồng chí Bùi Văn Thân, cán bộ phụ trách văn hóa xã cho biết: Bằng nhiều hình thức, cách làm đa dạng nên phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Phong Phú không chỉ là món ăn tinh thần của người dân mà còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Xã có 87% hộ đạt gia đình văn hóa; 8/9 xóm, khu phố đạt hiệu làng văn hóa. Văn nghệ quần chúng còn góp phần thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, giữ vững ANTT, đẩy lùi các tệ nạn cờ bạn, ma túy, rượu chè.

 


                                                                    Thu Thủy

 


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục