Không thể phủ nhận dòng chảy của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi góc cạnh cuộc sống, điện ảnh không thể nằm ngoài dòng chảy đó. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát trăn trở và buồn vì LHP Việt Nam lần thứ 20 này là lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam vắng bóng hoàn toàn các tác phẩm được sản xuất tại các hãng phim lớn của nhà nước là Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Giải phóng.


Trong hội thảo Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc được tổ chức ngày 26-11 tại Đà Nẵng, đã có rất nhiều ý kiến, trăn trở vì một nền điện ảnh Việt Nam trong dòng chảy hiện đại. Điện ảnh Việt Nam ra đời đã được gần 65 năm tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam. Trong 65 năm, điện ảnh Việt Nam đã tổ chức được 19 kỳ LHP Việt Nam và đến năm 2017 này, kỳ LHP Việt Nam lần thứ 20 được tổ chức, đánh dấu hành trình phát triển của điện ảnh Việt Nam với thật nhiều dấu ấn đáng nhớ gắn liền với từng thời kỳ lịch sử của đất nước và đồng hành với nhân dân trên mặt trận văn hóa tinh thần.


Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát phát biểu tại hội thảo.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát phân tích một thực tế, tại LHP này, không có các tác phẩm được sản xuất bởi các hàng phim lớn của Việt Nam nhưng lại "bùng nổ” các tác phẩm điện ảnh của tư nhân. "Hiện tượng nhà nhà làm phim, người người làm phim, theo tôi chỉ nên mừng một nửa. Một nửa lo âu bởi thực trạng người chưa am hiểu điện ảnh cũng nhảy vào làm phim thì ắt sẽ dẫn đến sự ra đời của sản phẩm chất lượng không cao. Trong khi những người được học hành bài bản lại không có điều kiện làm phim. Tôi ước gì hai mặt của một vấn đề này biết phối hợp lại với nhau, biết dung hòa, biết lấy những điều tốt căn bản của nhau để tập trung cho một tác phẩm điện ảnh thì biết đâu chúng ta sẽ có được những sản phẩm tốt phục vụ xã hội. Số lượng sẽ song hành cùng chất lượng”, bà Ngát nói.

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh tâm đắc một điều rằng làm sao để bộ phim đang làm là tốt nhất, ưng ý nhất. Làm xong, nếu được mời chiếu và trao giải tại các LHP thì rất mừng. Nhưng những bộ phim được giải chưa phải là những bộ phim hay nhất bởi thực ra một bộ phim được trao giải phụ thuộc vào số ít người. Giá trị của của một bộ phim nằm ở thời gian và khán giả. Thời gian và khán giả chính là những vị giám khảo chính xác và công tâm nhất.

Với tham luận lấy tên từ tên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Chu Lai – Ăn mày dĩ vãng, đạo diễn, nhà phê bình Tô Hoàng mang đến cho hội thảo nhiều trăn trở vì một nền điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc qua nhiều kỳ liên hoan phim với một nửa thế kỷ. Đánh giá cao giá trị của nền điện ảnh cách mạng một thời vàng son với hàng trăm tác phẩm điện ảnh mang nhiều giá trị. Từ một nền điện ảnh là công cụ tuyên truyền, giáo dục của Đảng, Nhà nước, bước qua cơ chế thị trường chúng ta đã tự nguyện chấp nhận những thuộc tính hàng hoá của sản phẩm điện ảnh. Đã coi trọng hơn tính chất giải trí trong quá trình chuyển tải một bộ phim.

Đạo diễn Tô Hoàng chỉ ra một thực tế, tại các kỳ liên hoan phim đều dành một sự ưu ái đặc biệt cho phim thương mại, phim giải trí với sự biểu dương, khích lệ thích đáng. Đã biết đó là việc phù hợp với quy luật tự nhiên nhưng cũng "đau lòng buốt ruột” khi thấy phép tính lời lãi ngày càng thao túng dữ dằn, tàn nhẫn trên chất lượng phim ảnh. Trên đại cục, phim giải trí thuần tuý, phim làm ẩu, bỏ qua học vấn và các niêm luật điện ảnh dần dà chiếm vị trí "thượng phong”.

Trong khi đó, đạo diễn, diên viên điện ảnh Ngô Thanh Vân thẳng thắn nói lên thực tế khó khăn mà các nhà sản xuất phimViệt Nam đang gặp. Đó là sự cạnh tranh dữ dội từ các nhà sản xuất với yếu tố phim nước ngoài. Sự cạnh tranh khốc liệt về giá vé, khi mức doanh thu từ phòng vé bị ảnh hưởng. Đặc biệt là ý thức người xem về bản quyền điện ảnh. Cô cũng cho biết, hiện tại đang cùng ê-kíp sản xuất phim nỗ lực xây dựng và phát triển các dự án điện ảnh thuần Việt 100% nhằm đề cao và trân trọng trí tuệ Việt. Để góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam cho khán giả yêu phim. Rất mong có chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cấp, các ngành cho các dự án phim thuần Việt vì một nền điện ảnh hoà nhập nhưng không đánh mất bản sắc văn hoá Việt.

Đạo diễn Đoàn Hồng Lê lại trăn trở về sự hụt hẫng, thiếu vắng khán giả đối với mảng phim tài liệu. Giành lại công chúng cho phim tài liệu bằng cách nào khi hầu như khái niệm về phim tài liệu đã và đang bị lãng quên? Tại sao ít có nhà làm phim tàu liệu độc lập chọn gửi tác phẩm tham gia tại LHP Việt Nam? Sự xuất hiện của nhiều nhà làm phim tài liệu độc lập trong khoảng 10 năm qua đã thực sự mang lại cho thể loại phim tài liệu những giá trị nhất định. Ví như những bộ phim tài liệu nổi tiếng như Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thuỷ. Hay gần đây nhất là Chuyến đi cuối cùng của Phụng hay Lửa Thiện Nhân... đã kéo được khán giả trở lại rạp vì thể loại phim này. "Những phim tài liệu độc lập hiện nay vẫn dường như là một mạch ngầm nho nhỏ âm thầm chảy bên cạnh dòng chính. Tôi chỉ mong mạch ngầm này có thể hoà vào dòng chính để thực sự tạo ra một sức bật mới cho điện ảnh tài liệu Việt Nam. Muốn vậy, phải cởi bỏ nhiều định kiến, kêu gọi nhà làm phim độc lập gửi tác phẩm dự liên hoan; phải trao giải cho những bộ phim đầy tính sáng tạo, vinh danh sự can đảm, sự dấn thân vì phim tài liệu. Có như thế, mới có thể tìm được công chúng cho thể loại này”, đạo diễn Đoàn Lê bày tỏ.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho rằng, cần mở ra nhiều hướng làm phim, nhiều hướng sáng tạo về diện rộng nhưng đồng thời cũng cần chú trọng đến chiều sâu, tìm tòi cân nhắc nghĩ ngợi trước mỗi một tác phẩm để không uổng phí tiền bạc và công sức. Biết tiếp thu và kế thừa truyền thống điện ảnh dân tộc đã đúc kết được trong gần 60 năm phát triển của phim truyện Việt Nam. Để mỗi bộ phim được sản xuất ra không chỉ thu hút người xem, người quan tâm ở trong nước mà còn vươn được ra với thế giới. Các tác phẩm phải vươn tới được các rạp chiếu phim nước ngoài, các LHP tầm cỡ thế giới và được giải thưởng quốc tế. Có vậy vị thế của điện ảnh dân tộc sẽ được tôn vinh và đất nước cũng vì thế được biết đến trên toàn cầu với một hương vị khác thông qua tác phẩm điện ảnh.

TheoNhanDan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục