(HBĐT) - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và cả nhân viên làm du lịch chuyên nghiệp. Đó là thực trạng và cụm từ này được nhắc đến nhiều trong các diễn đàn bàn về du lịch của tỉnh và các huyện, thành phố trong những năm gần đây. Từ những diễn đàn này đã gợi mở hướng đi, cách làm mới để phát triển nguồn nhân lực du lịch.


Đội văn nghệ phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cùng chung vui với du khách trong điệu múa xòe tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường.

Có mặt tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường nhân dịp Bảo tàng được đón Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, các nữ đại sứ của một số nước bạn và đông đảo nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam) tôi thực sự ấn tượng với màn thuyết minh, giới thiệu về Bảo tàng không gian văn hóa Mường, nói riêng và văn hóa Mường nói chung bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) của cô hướng dẫn viên tên Vân. Khi có thành viên trong đoàn đặt câu hỏi : Em có phải là cô gái Mường? làm việc ở Bảo tàng không gian văn hóa Mường bao nhiêu năm? có thấy tự hào về nền văn hóa Mường... hướng dẫn viên nhẹ nhàng thổ lộ: Dạ! Em chỉ là hướng dẫn viên nghiệp dư, nghề nghiệp chính của em là kế toán, hiện đang làm việc tại ngân hàng...

Qua câu chuyện ngoài lề được biết, cô hướng dẫn viên tên Vân là người đồng hành (vợ) của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - chủ nhân Bảo tàng không gian văn hóa Mường. Không phải người Mường, cũng chưa được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn viên, nhưng bằng sự say mê với văn hóa Mường và vốn ngoại ngữ (tiếng Anh) đủ để giao tiếp, Vân đã tiếp cận công việc khá trôi chảy, thậm chí có người khen: Cô hướng dẫn viên lành nghề !

Rõ ràng, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch khá dồi dào, tiềm ẩn. Nếu biết khai thác, phát huy (bằng việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ...) sẽ sớm có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu.

Như đã nói ở trên, nhiều năm qua, tỉnh ta ở tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và cả nhân viên làm du lịch chuyên nghiệp. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là một trong những nhiệm vụ quang trọng. Một mặt tỉnh hướng tới xây dựng cơ chế ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc trong ngành du lịch (trong đó ưu tiên công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách du lịch). Một mặt, tập trung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh tới cơ sở. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản trị cho các đơn vị, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và tập huấn kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trong các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng. Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, lao động trực tiếp chuyển sang làm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển khách, đặc biệt là khu du lịch hồ Hòa Bình và điểm du lịch huyện Mai Châu. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, mở rộng liên doanh, liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch...

Những định hướng cụ thể này đã được chuyển thành chương trình hành động. Theo đó, trong năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch được tổ chức dày hơn. Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện đường thủy nội địa và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch; người điều khiển, nhân viên phục vụ trên ô tô phục vụ khách du lịch; tập huấn nghiệp vụ lễ tân, giao tiếp, ứng xử cho các hội viên của Hiệp hội du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch cho người quản lý tại cơ sở lưu trú; nghiệp vụ kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân cho các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng; nghiệp vụ thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch; tập huấn kỹ năng du lịch homestay cho các hộ kinh doanh du lịch ở huyện Mai Châu...

ông Lò Cao Nhum, một trong những người kinh doanh du lịch ở bản Lác xã Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: Vào tháng 7/2017, Sở VH-TT&DL tỉnh có tổ chức lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch homestay cho các hộ kinh doanh du lịch tại huyện Mai Châu. Lớp tập huấn gói gọn trong 5 ngày. Với sự hướng dẫn, giảng dạy của các giảng viên đến từ trường cao đẳng Du lịch Hà Nội, các học viên đã được tiếp cận các kỹ năng cơ bản như: quy trình phục vụ khách tại cơ sở lưu trú homestay; quy trình đón tiếp; kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống trong phục vụ khách du lịch; các vấn dề an ninh, an toàn và phương pháp xử lý nghiệp vụ quy trình chế biến món ăn vệ sinh an toàn thực phẩm... Có bồi dưỡng, tập huấn có khác, chúng tôi phát triển kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản hơn. Giờ hầu hết các em, các cháu ở những gia đình kinh doanh du lịch trong bản đã biết ngôn ngữ thông dụng là tiếng Anh để phục vụ du khách nước ngoài. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL, Hiệp hội du lịch tỉnh sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch để chúng tôi được tham gia. Dưới góc nhìn của những người đang làm du lịch như chúng tôi thì đây thực sự là tư duy, cách làm mới góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhà.

Thúy Hằng

 


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục