Đoạn đường bích họa giới thiệu về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân gian và đương đại hay các gian hàng ẩm thực mang kiến trúc phố cổ... là những điểm nhấn tạo nên không gian lãng mạn, thư thái của phố đi bộ thứ hai ở Hà Nội. Vào mỗi dịp cuối tuần, người dân Thủ đô và du khách trong ngoài nước có thêm điểm đến hấp dẫn mới.

Đây là một không gian đi bộ hoàn toàn mới lạ, nằm ngay sát các đầm sen quanh khu vực hồ Tây, tạo cảm giác thoáng đãng, thư thái cho du khách khi đến với con phố đầy lãng mạn mang tên người nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Tại đây diễn ra các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc từ dân gian đến đương đại, từ nghệ thuật đường phố đến nghệ thuật chuyên nghiệp như ca trù, xẩm, chầu văn, hát chèo, nhạc cụ dân tộc, âm nhạc đương đại, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tổ chức các trò chơi dân gian và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác.


Không gian phố đi bộ gắn với những hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

 

 

Người dân và du khách thưởng thức những ca khúc để đời của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

 Mọi hoạt động được diễn ra trên đường phố, dưới hồ nước, bên vườn hoa tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng của Tây Hồ, hài hòa thân thiện giữa con người và thiên nhiên. Kết hợp là các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của người dân và du khách. Các gian hàng ở đây được mô phỏng theo kiến trúc phố cổ Hà Nội, Hội An, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền... Nhờ đó, người dân và du khách đến đây sẽ có những trải nghiệm mới hoàn toàn khác với khu phố đi bộ ở trung tâm.


Theo ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, để tạo không gian sinh hoạt giao thương cho 5.000 người đang sinh sống tại quận Tây Hồ, Ủy ban Nhân dân quận quyết định trong thời gian tới sẽ chuyển khu chợ đồ Tây từ phố Xuân Diệu về không gian đi bộ đường Trịnh Công Sơn. "Hiện nay, chợ đồ Tây ở phố Xuân Diệu đang hoạt động rất tốt, nên tôi tin khi chuyển về khu phố Trịnh Công Sơn sẽ tăng thêm các hoạt động cho du khách nước ngoài” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Nơi đây còn tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm ẩm thực, sản phẩm lưu niệm của các làng nghề truyền thống của Hà Nội như xôi, chè, bánh đa kê Phú Thượng, thưởng thức chè sen, chè nhài Quảng An, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng…. 

Anh Hoàng Việt Hà (Xuân La, Tây Hồ) cho biết, anh cùng người dân quanh khu phố rất hào hứng với không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ. Gia đình anh Hà và một số gia đình quanh đó thường xuyên đưa con nhỏ đến chơi, khám phá và thưởng thức những "đặc sản” của phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Đến với phố đi bộ Trịnh Công Sơn mỗi dịp cuối tuần, du khách sẽ được dạo chơi trong không gian đi bộ rộng lớn, thoáng mát với nhiều loài hoa đua sắc, với quang cảnh hồ Tây mênh mông sóng nước và cảm nhận phong cách lãng mạn chứ không cổ kính, uy nghiêm như không gian đi bộ quanh Hồ Gươm.

 

Sau phố đi bộ Hồ Gươm, không gian phố đi bộ Hồ Tây có chiều dài 900m, tính từ ngõ 612 đường Lạc Long Quân đến đoạn giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ, mở cửa từ 17 giờ thứ Sáu đến hết tối Chủ nhật hàng tuần sẽ tiếp tục góp phần tôn vinh giá trị văn hóa và phát triển du lịch gắn với phát triển thương mại của Hà Nội./.

 

           TheoVietnamplus

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục