(HBĐT) - Hòa Bình - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, trung tâm đồng bào Mường trong cả nước. Những yếu tố đó cộng hưởng, hun đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Trước xu thế toàn cầu hóa, tác động của kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học - công nghệ, mạng internet… đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, trong đó có lĩnh vực văn hóa.


Vì vậy, khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày 17/4/1998, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc thực hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan. Với quyết tâm cao, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chỉ thị được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn. Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm, bài trừ mê tín dị đoan. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được phát động rộng rãi, góp phần xây dựng văn hóa, xã hội, con người thời kỳ mới tiến bộ, văn minh, phát triển bền vững. Nếu năm 1998, toàn tỉnh có 43,4% gia đình văn hóa; 13,59% làng văn hóa; 53,6% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa thì năm 2017, tỷ lệ tăng lên lần lượt là 78,9%, 63,5%, 90,5%.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, trong việc cưới, hầu hết các địa phương thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình. Lễ cưới có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục, nghi lễ, rút gọn thời gian nhưng vẫn đảm bảo vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Việc cưới của nhiều cán bộ, đảng viên hoặc con em của họ không tổ chức vào giờ hành chính ảnh hưởng đến công việc theo tinh thần Chỉ thị số 29. Tình yêu đôi lứa được tôn trọng tự do tìm hiểu. Nhiều gia đình sử dụng trang phục truyền thống trong lễ cưới…

Trong việc tang có chuyển biến tích cực. Thời gian, thủ tục, nghi lễ đảm bảo trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, tương trợ, đoàn kết cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh gia đình và hương ước, quy ước. Các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cơ bản được xóa bỏ. Các đám tang đều thành lập ban tang lễ để điều hành, tổ chức giúp gia chủ. Không còn tình trạng quan tài để trong nhà nhiều ngày gây mất vệ sinh, lãng phí thời gian, tốn kém vật chất.

Các lễ hội chấp hành nghiêm quy chế tổ chức, bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, tâm linh của nhân dân. Tỉnh duy trì và phục dựng một số lễ hội dân gian truyền thống. Tình trạng đốt vàng mã giảm dần, không mời gọi công đức trên loa… Các hiện tượng lợi dụng tướng số, làm tà thuật để trục lợi, người hành nghề mê tín dị đoan được chính quyền địa phương vào cuộc xem xét, xử lý. Trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Sở LĐ-TB&XH tuyên truyền lấy mẫu sinh phẩm xương, giám định gen để đảm bảo chính xác, khoa học.

Tuy nhiên, một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị. Quy ước, hương ước có nơi chưa được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nên có nội dung còn lạc hậu. Tình trạng tổ chức đám cưới phô trương, rườm rà, diễn ra trong nhiều ngày, nhiều nơi; đi dự tiệc vào giờ hành chính; khung rạp lấn chiếm lòng đường…. vẫn gây bức xúc. Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc dần mai một. Tình trạng tảo hôn diễn ra ở nhiều nơi. Một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa theo hướng dẫn. Còn tình trạng vi phạm nếp sống văn minh trong tổ chức tang ma như: thời gian để người chết trong nhà lâu, sử dụng nhạc tang công suất quá lớn, nhạc khúc không phù hợp, rải tiền lẻ, tiền âm phủ trong đưa tang… Hình thức tổ chức các lễ hội nặng về sân khấu hóa. Vệ sinh môi trường tại nhiều lễ hội chưa đảm bảo. Xuất hiện tình trạng xâm hại di tích, tùy tiện tu sửa, tôn tạo, đưa đồ cung tiến vào khuôn viên khi chưa được phép. Hoạt động mê tín dị đoan lén lút chưa được bài trừ triệt để…

Để xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, BTV Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới là tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW, Kết luận số 51-KL/TW và Chỉ thị số 20-CT/TU gắn với các văn bản của T.ư, của tỉnh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, xây dựng nông thôn mới… Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, sự phối hợp của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Coi trọng công tác tuyên truyền, phát động phong trào rộng rãi trong nhân dân. Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng.

Tiếp tục xây dựng mô hình làng văn hóa điểm về thực hiện nếp sống văn minh - gia đình văn hóa để rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh vào hương ước, quy ước và trong bình xét các danh hiệu văn hóa. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Kiên quyết bài trừ, xóa bỏ hủ tục, mê tín dị đoan. Điều chỉnh những phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo văn minh, tiến bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; xây dựng môi trường văn hóa và các thiết chế văn hóa tại khu dân cư. Thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...


C.L


Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục