Trong một tuần sôi nổi diễn ra Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ năm 2018 tại Hà Nội, các nghệ sĩ rối Việt Nam đã có dịp giao lưu nghề nghiệp với bạn bè quốc tế. Từ đó, "khoe” những tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước nhà, cũng như thu lượm kinh nghiệm quý báu, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên hành trình hội nhập.

Một cảnh trong vở rối Trê-Cóc của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Những tác phẩm múa rối đặc sắc do 11 đơn vị nghệ thuật quốc tế và trong nước thể hiện tại Liên hoan đã mang đến nhiều xúc cảm đẹp cho công chúng Thủ đô thông qua sự phong phú của ngôn ngữ rối ở nhiều loại hình: rối bóng, rối nước, rối que, rối dây, rối tay, rối mặt nạ… Với các con rối được chế tác công phu, kết hợp kỹ thuật điều khiển điêu luyện của các nghệ sĩ, mỗi tiết mục đều mang đến những thông điệp đầy nhân văn về tình người, tình đời; có những vở diễn còn tiếp cận các đề tàithời sự nóng hổi như vấn đềbảo vệ môi trường hay chống biến đổi khí hậu… Tuy không cùng chung ngôn ngữ, nhưng người xem vẫn cảm nhận được sự đồng điệu và có thêm hiểu biết về đời sống văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán từng nước thông qua nghệ thuật múa rối.

Ðiều đặc biệt là trước bạn bè quốc tế, với tư cách là nước chủ nhà, rối Việt Nam đã phô diễn được khả năng sáng tạo, sự đầu tư công phu về cả nội dung và hình thức. Có những tiết mục khéo léo sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật khác cùng sự hỗ trợ của công nghệ để chuyển tải tác phẩm một cách hấp dẫn nhất. Trong đó phải kể tới vở diễn Trê-Cóc của Nhà hát Múa rối Việt Nam, tác phẩm đoạt Huy chương vàng của Liên hoan đã gây ấn tượng mạnh với đồng nghiệp khi sân khấu múa rối được thiết kế hai tầng, tạo độ rộng và sâu về không gian, kết hợp tạo hình rối sinh động, ngộ nghĩnh khiến vở diễn đã giành trọn tình cảm của khán giả. Bên cạnh đó, người xem cũng không khỏi bất ngờ trước cách diễn đầy mới mẻ của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam (TP Hồ Chí Minh) khi toàn bộ vở rối Con muỗi được tái hiện qua công nghệ máy chiếu; hay khi sân khấu vở diễn Công chúa tóc mây của Nhà hát Múa rối Thăng Long biến hóa đầy linh hoạt lúc diễn rối cạn, lúc diễn rối nước để các nghệ sĩ thỏa sức khoe tài nghệ…

Có một điểm chung dễ nhận thấy là khi đưa nghệ thuật múa rối đi tranh tài với nước bạn, các vở diễn của Việt Nam đã luôn chú trọng việc lồng ghép những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính bản sắc vào tác phẩm. Trong mỗi tiết mục, bên cạnh ngôn ngữ trình diễn rối, người xem còn cảm nhận được rõ nét bản sắc văn hóa Việt Nam ẩn trong những điệu hò, vè, ca dao, những giai điệu chèo, đờn ca tài tử… Thành viên ban giám khảo, ông Tan Qing Song, Giám đốc Nhà hát Múa rối Hồ Nam (Trung Quốc) nhận định: Nghệ thuật múa rối nước lâu nay đã là đặc sản văn hóa "độc nhất vô nhị” của Việt Nam. Nhưng tại liên hoan này, một số chương trình múa rối nước của Việt Nam đã thật sự có những tìm tòi bứt phá nổi trội hơn so với những chương trình rối nước trước đây. Các nghệ sĩ Việt Nam đã tiếp thu được những tinh túy của nghệ thuật rối nước truyền thống và phát triển với tư duy mới, hiện đại từ kỹ thuật điều khiển con rối cho tới hiệu ứng về âm thanh, ánh sáng…

Tuy nhiên, đặt cạnh các tiết mục dự thi của bảy đơn vị nghệ thuật quốc tế tham dự Liên hoan, rối Việt Nam cũng cần rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Ðiểm cộng được đánh giá cao từ một số chương trình múa rối của nước bạn là phần lớn đều sử dụng ít diễn viên, ít đạo cụ và kiệm lời để phù hợp tính chất mang đi xa lưu diễn, nhưng vẫn thể hiện được tính triết lý, thông điệp nhân văn một cách thông minh. Bên cạnh đó, nhiều tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ đến từ Bỉ hay Pháp đặc biệt thu hút công chúng bởi khả năng tương tác với khán giả cùng sự hài hước, dí dỏm. Và đây là những yếu tố mà múa rối Việt Nam còn chưa thật sự làm tốt. NSND Vương Duy Biên, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật thẳng thắn chỉ ra nhược điểm của một số tiết mục, vở diễn rối của Việt Nam, đó là còn thoại nhiều, rườm rà. Ðã là tác phẩm tham gia ở sân chơi quốc tế thì cần "nói ít hiểu nhiều”, cần tính toán giữa trò động tác và trò lời thì trò lời chỉ chiếm bao nhiêu phần trăm để tất cả khán giả dù là trong hay ngoài nước đều có thể xem, cảm nhận bằng hình ảnh, hành động mà nghệ thuật múa rối truyền tải, không nên áp đặt ý chủ quan của đạo diễn vào tác phẩm mà cần để nhân vật gợi mở cho khán giả… NSND Vương Duy Biên cũng lưu ý: nghệ thuật múa rối chấp nhận sự sáng tạo với việc đan xen, phối hợp các loại hình nghệ thuật khác để làm múa rối phong phú, đa dạng hơn nhưng sáng tạo đến đâu cũng cần bảo đảm chất múa rối không bị nhạt đi. Trên cơ sở nền tảng là vốn cổ truyền thống, các nghệ sĩ có thể khai thác, cập nhật những ứng dụng công nghệ mới của thời đại để chắp cánh cho sáng tạo bay lên. Thêm nữa, khán giả trước tiên của múa rối vẫn là thiếu nhi nên các nghệ sĩ cần đưa sự dí dỏm, hài hước lên hàng đầu với cách xử lý thông minh để mang lại tiếng cười trí tuệ cho khán giả.

Những năm gần đây, các đoàn nghệ thuật rối Việt Nam liên tiếp giành nhiều giải thưởng cao ở những đấu trường múa rối quốc tế lớn cho thấy vị thế, thương hiệu của múa rối Việt Nam ngày càng được khẳng định. Và những đợt cọ xát nghề nghiệp như Liên hoan Múa rối quốc tế vừa qua chính là cơ hội quý báu để nghệ thuật rối Việt Nam hoàn thiện hơn và bứt phá trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế.

 

                                                                                                 Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục