(HBĐT) -Trở lại phố cổ Hội An sau 5 năm, tôi lại được thấy những ngôi nhà cổ kính, những con đường nhỏ quanh co hình ô cờ trên phố quen thuộc luôn tấp nập người đi bộ. Hội An được gọi là phố cổ quả không sai vì sự trường tồn với những nét đẹp và giá trị văn hóa truyền thống còn được lưu giữ đến ngày nay.

Du khách nước ngoài thích thú dạo phố bên những gian hàng truyền thống ở phố cổ.

Phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị mà nên thơ đến đi vào lòng người. Dù là ngày hay đêm, Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau mà không nơi nào có được. Là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1.000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… cho đến các món ăn truyền thống và tâm tình của người Hội An. Tôi ấn tượng với phố cổ ngay từ lần "gặp” đầu tiên bởi lối kiến trúc truyền thống trong từng mái ngói, viên gach, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Phổ biến nhất là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng có chiều ngang hẹp, chiều sâu khá dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi căn nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Nhờ lối kiến trúc độc đáo tạo cho Hội An một nét riêng, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, mang lại sự thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về Hội An xưa.

Ắt hẳn du khách tới đây không thể bỏ lỡ điểm thăm quan chùa Cầu linh thiêng ngự trên dòng sông Hoài thơ mộng nằm giữa trung tâm Hội An. Chùa Cầu do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Chùa có mái che độc đáo được làm bằng gỗ với những họa tiết trang trí bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào nên còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Cây cầu dài 18 m, phía trên có một miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc, may mắn cho nhân dân. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là "Lai Viễn Kiều”, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Trải qua năm tháng và những lần trùng, chùa đã trở thành tài sản vô giá và là biểu tượng của Hội An thu hút đông đảo du khách thập phương mỗi năm.

Con người Hội An thân thiện, mến khách chúng tôi cũng như bao du khách khác có thể xin chụp ảnh cùng với bất kỳ ai, ở bất kỳ quán hàng nào trong phố cũng đều nhận được những nụ cười, ánh mắt thân thiện, sự đáp lại vô tư của họ. Có lẽ chính vì thế mà Hội An không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Dạo một vòng quanh phố, không khó để bắt gặp các cặp đôi uyên ương đang say sưa chụp ảnh lưu giữ lại những tấm hình cưới thật đẹp cùng con phố xưa. Vợ chồng anh Linh, đến từ Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi dự định làm một album ảnh cưới thật đẹp mà đơn giản với không gian cổ kính, sông nước hữu tình. Phố cổ Hội An là địa điểm mà chúng tôi lựa chọn sau một thời gian đắn đo, suy nghĩ. Ở nhiều góc cảnh khác nhau, chúng tôi đã có cho mình những bức hình thật đẹp, đúng với mong muốn ban đầu”.

Phố cổ Hội An, nơi mà cuộc sống cứ bình lặng như thế, nơi mà dường như dòng chảy của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi không khí, không gian cổ xưa vốn có. Mong sao phố thị ấy cứ mãi cổ kính như vậy, cứ lưu lại trên mình những dấu ấn của thời gian để con người hôm nay và mai sau vẫn còn cơ hội được chiêm ngưỡng tinh hoa văn hóa vẹn nguyên về một thời đã qua. Để sau những bộn bề thường nhật, người ta có nơi về tránh khỏi sự bon chen của cuộc sống và tìm cho tâm hồn một chốn thanh bình đúng nghĩa.

                                                                                   Thanh Sơn



Các tin khác


Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục