Sự việc một phiến đá thuộc di tích thành cổ Yonago, tỉnh Tottori bị phá hoại bằng những ký tự chữ latin đã khiến nhiều người Nhật bức xúc và lên án gay gắt.

 Hình vẽ bôi bẩn phiến đá thuộc khu di tích thành cổ Yonago khiến người Nhật vô cùng tức giận

                                                ẢNH: NHẬT BÁO MAINICHI

Trước đó, các trang tin tức dẫn nội dung trong thông báo mới nhất của Ban quản lý văn hóa thuộcdi tích thành cổ Yonagođăng tải ngày 30.10. Cụ thể, vào khoảng 16 giờ ngày 26.10, một nhân viên bộ phận văn hóa thành phố Yonago đã phát hiện các ký tự "A”, "HÀO” cùng hai ký hiệu hình ngôi sao và trái tim trên một phiến đá thuộc khu di tích. Các hình vẽ gây hư hỏng một diện tích có chiều dài 70cm và rộng 40cm. Theo đánh giá ban đầu, thủ phạm có thể đã dùng vật nhọn khắc lên phiến đá. Dù không đề cập cụ thể về ngôn ngữ vẽ bậy lên phiến đá nhưng hình ảnh tại hiện trường khiến nhiều dân mạng khẳng định dòng chữ trên do một người Việt Nam tên Hào cố ý viết lên.

Thông tin này lập tức trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội lẫn nhiều diễn đàn tại Nhật Bản. Là một đất nước vốn có nhiều quan niệm, điều luật khắt khe, hành vi trên được xem là một hành động phá hoại cực kỳ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến di tích quốc gia, cần phải xử phạt thật nặng. Nhiều người Nhật đã bày tỏ sự tức giận trước việc làm của kẻ phá hoại đồng thời hối thúc giới chức nước này nhanh chóng truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm, răn đe đối với những ai thiếu ý thức.

Bày tỏ bên dưới bài đăng trên Yahoo Japan, một độc giả chỉ trích: "Hành vi này của hắn sẽ để lại tiếng xấu muôn đời, vang danh đến tận hậu thế. Thật đáng xấu hổ!”. Một cư dân mạng khác lại bày tỏ mối quan ngại: "Thời gian gần đây việc phá hoại di tích lịch sử dường như đang có dấu hiệu gia tăng. Người này thật sự gan dạ đó”. Các bình luận như: "Kẻ đó thật vô văn hóa khi có thể làm một điều táo tợn như vậy với một di tích lịch sử dân tộc”, "Những kẻ thiếu não đang tràn lan khắp mọi nơi, thật sự phẫn nộ” hay những lời lẽ thậm tệ hơn cũng được nhiều người sử dụng để chỉ trích người vẽ bậy.

"Tôi đang tự hỏi liệu kẻ đã làm ra việc này có bị bắt hay không. Điều đáng quan ngại là chúng ta không có bằng chứng cụ thể và thật khó để xác minh nếu chúng ta chẳng có bất cứ dấu vết nào. Chính quyền cần phải bắt đầu một cuộc điều tra mạnh mẽ đối với vụ việc lần này. Hành vi thiếu ý thức ấy sẽ được lặp đi lặp lại nếu như kẻ phạm tội không bị bắt và xử phạt thích đáng”, một tài khoản khác bày tỏ quan điểm. 

Bên dưới phần bình luận của bài đăng trên nhật báoMainichicũng tràn lan những bình luận gay gắt đối với người đã khắc tên lên phiến đá ở Yonago. Một độc giả tên Aki Triritubaki bày tỏ: "Xin đừng đến đây để phá hoại. Ngay cả kẻ ngốc cũng hiểu được rằng đó là một hành vi không bao giờ được phép thực hiện”. Bạn đọc khác tên Hatake lại gửi lời đến người phá hoại: "A. Hào, thực sự thì tôi muốn chính quyền Nhật Bản sẽ giữ lại hình ảnh xấu xí này để những hướng dẫn viên du lịch sẽ ngày ngày giới thiệu về chúng với du khách thập phương rằng: đây là một minh chứng cho một hành động vô văn hóa”. "Tôi bực đến nỗi chỉ muốn những hình vẽ này được khắc lên mặt của kẻ đã tạo ra nó...”, một khán giả tên Kurogane bình luận.

"Cho dù bất cứ ai là thủ phạm đi chăng nữa, tôi hi vọng chính quyền sẽ tìm ra và bắt giữ kẻ này. Chỉ cần đứng ở phạm vi cho phép, tham quan lịch sự, không phá hoại đến hiện vật lịch sử, những điều đó khó đến vậy sao?”, một tài khoản khác tỏ ý chất vấn. Bên cạnh những ý kiến trên, phần bình luận của báo này cũng xuất hiện nhiều lời lẽ trách móc thậm tệ đến thủ phạm. 

Cũng theo tờ Mainichi, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng vẽ bậy tại khu di tích thành cổ Yonago. Dù chưa rõ thời điểm chính xác, nhiều khả năng, những ký tự này đã được khắc vào ban đêm. Đại diện của Ban quản lý thành cổ Yonago khẳng định: "Chúng tôi đang tham vấn thêm tại văn phòng Yonago về việc vi phạm luật Bảo tồn Di sản văn hóa đối với trường hợp nêu trên”.


                                                                Theo báo Thanh Niên


 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục