(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, chợ Cồn là một trong những ngôi chợ sầm uất, lâu đời bậc nhất của thành phố biển. Ở chợ Cồn, người dân và du khách có thể mua gần như bất cứ thứ gì, từ quần áo, giày dép, đồ trang sức, hải sản… với mức giá bình dân. Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là ẩm thực, quả thật không ngoa khi nói rằng nơi đây là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành.


Chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành luôn là điểm mua sắm hấp dẫn người dân thành phố và khách du lịch.

Chợ được xây dựng từ năm 1940 và cho đến nay vẫn là điểm mua sắm thu hút người dân thành phố cũng như khách du lịch ưu tiên ghé qua khi thăm quan Đà Nẵng. Chợ mở cửa từ 7h - 19h30 phục vụ người dân. Với quy mô khá lớn, gồm 1 dãy nhà 3 tầng, 2 dãy nhà 2 tầng, 6 khu lòng chợ là nhà cấp 4 nên mọi hoạt động diễn ra luôn tấp nập người ra, vào, nhất là ở tầng trệt. Là nơi giao thoa hàng hóa lớn nên chợ quy tụ đầy đủ các loại mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp. Tuy nhiên, điểm nhấn khiến khách du lịch tìm đến chợ là không gian ẩm thực đa dạng với những món ăn, thức uống truyền thống đặc sắc, đa dạng vùng miền. Ghé thăm chợ một hồi, thăm quan các gian hàng quần áo, giày dép, trang sức..., chúng tôi tìm đến khu ẩm thực mà người người đồn đại. Anh Hoàng Văn Đích, người đã sinh sống ở khu vực chợ Cồn nhiều năm nay cho biết: "Chợ có 3 khu ẩm thực gồm trong nhà, ngoài trời và khu thực phẩm khô. Nếu đến chợ Cồn vào khoảng thời gian từ 7h - 15h thì nên chọn khu ẩm thực ở trong chợ. Khu ẩm thực bên ngoài chợ bắt đầu hoạt động sau 15h”.

Theo hướng dẫn của anh Đích, chúng tôi có mặt tại không gian ẩm thực trong nhà của chợ và không khỏi "hoa mắt” trước từng quầy hàng san sát được phân chia thành 2 dãy luôn đông nghịt khách. Một bên là đồ ngọt với chè, sinh tố, các loại trái cây như cóc dầm, me dầm… Bên còn lại là vô số đồ mặn với bún mắm, bún thịt nướng, các loại bún nước, mỳ quảng, cơm, ram, ốc hút, bánh bèo, bánh xèo, bánh căn… Các quầy ở đây đều có bảng giá niêm yết trên tường, giá dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/suất. Khách du lịch đến đây ai cũng thích thú vì được ăn "quên lối về” mà không sợ bị thâm hụt "tài khoản”. Bạn Nguyễn Phương Loan, du khách đến từ Nam Định chia sẻ: "Tôi cùng nhóm bạn đến du lịch tại Đà Nẵng, theo lịch trình hôm nay đến thăm chợ Cồn để thưởng thức các món ăn và mua sắm một chút thực phẩm khô làm quà. Các món ăn tại đây nổi tiếng đậm đà hương vị Đà Thành khiến cả nhóm nán lại lâu hơn những gian hàng khác để thưởng thức”.

Gần như toàn bộ các món ăn bình dân, món ăn vặt tại Đà Nẵng đều có mặt tại khu ẩm thực ngoài trời như ram cuốn cải, hủ tiếu, bánh canh, mỳ Quảng, gỏi khô bò, hột vịt lộn, bánh bèo, bánh bột lọc, chè chuối, xoa xoa hạt lựu… Chỉ cần vài ba cái ghế con cùng một cái mẹt nhỏ là những cô bán hàng đã có cho mình một "địa bàn" nho nhỏ để phục vụ thực khách. Cạnh đó là khu thực phẩm khô để du khách có nhiều lựa chọn mua về làm quà cho bạn bè, người thân như thịt bò khô, me dầm, bánh tráng ruốc, mực rim... với giá cả hợp lý. Nếu bạn có ý định đến Đà Nẵng thì hãy một lần đến và thưởng thức đặc trưng của Đà Thành ở chợ Cồn, nơi sẽ để lại cho bạn nhiều kỷ niệm lý thú.

Thanh Sơn


Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục