(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh ta đón gần 2,7 triệu lượt khách đến thăm quan du lịch, trong đó có trên 320 nghìn lượt khách khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 844,989 tỷ đồng, thu nhập từ du lịch đạt trên 1.500 tỷ đồng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thì mức doanh thu này chưa tương xứng với lượng du khách đến với tỉnh nhà. Tham khảo ý kiến của một số thành viên trong các đoàn Famtrip đến khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch ở tỉnh ta họ cho rằng: Hòa Bình đang thiếu những sản phẩm du lịch chất lượng cao và chưa khai thác, tận dụng tốt những "đặc sản” địa phương như văn hóa, ẩm thực biến thành những sản phẩm có giá trị nhằm "móc hầu bao” du khách.


Ít mặt hàng quà lưu niệm

Tâm lý chung của du khách khi đi du lịch, ngoài việc ăn, chơi, nghỉ dưỡng thì đều muốn mua một vài thứ đồ lưu niệm về làm quà cho người thân hoặc bổ sung cho bộ sưu tập những nơi mình từng đến. Tất nhiên đồ lưu niệm đó phải là thứ đặc trưng không thể lẫn với nơi khác, điểm du lịch khác. Thế nhưng, điểm qua các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu như còn thiếu vắng những sản phẩm đặc trưng này. Có chăng là các điểm du lịch văn hóa, cộng đồng ở huyện Mai Châu đã tận dụng được các sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống để làm thành khăn, áo, túi, mũ, đồ chơi trẻ em…, hay cơm lam, rượu Mai Hạ và những giò phong lan rừng. Tuor, tuyến du lịch lòng hồ Hòa Bình, quần thể di tích Thác Bờ hút khách là vậy, nhưng các dịch vụ ăn theo còn quá ít, năm này qua năm khác vẫn chỉ quanh quẩn với mấy hàng cá nướng, mấy giỏ măng rừng, cây thuốc của các bà mế người dân tộc Dao, Tày…

Chị Trần Ngọc Ái My, một du khách đến nghỉ dưỡng ở khu du lịch sinh thái An Lạc Ecofam (Kim Bôi) chia sẻ: "Tôi và gia đình, bạn bè đã lần lượt đến với một số điểm du lịch ở Kim Bôi như suối Khoáng, Vĩnh Tiến resort, Serena resort và An Lạc Ecofam. Phải thừa nhận rằng, ăn, chơi, nghỉ dưỡng ở đây thì quá tuyệt, nhưng thực sự khó tìm được thứ gì đó để mua làm quà”.

Cần dành tâm huyết để biến sản vật địa phương thành sản phẩm du lịch

Đi, quan sát, tìm hiểu nhiều nơi, một đại biểu dân cử tỉnh vốn luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới phát triển văn hóa, du lịch trải lòng: Tỉnh ta vẫn còn loay hoay trong việc lựa chọn các sản phẩm để quảng bá về văn hóa, đất và người Hòa Bình. Một vài năm gần đây, chúng ta thường lựa chọn chiếc Chiêng - loại nhạc cụ biểu trưng cho nét văn hóa và là tài sản quý của dân tộc Mường để làm quà tặng cho khách ngoại giao (khách tỉnh bạn hoặc khách nước ngoài). Về mặt ý nghĩa thì không cần phải bàn thêm, nhưng về mặt kinh tế thì thực sự cảm thấy tiêng tiếc. Đó là bởi Hòa Bình hiện chưa có cơ sở đúc Chiêng, mỗi khi có dịp cần làm quà phải nhờ đầu mối đặt hàng từ Nam Định.

Từ đây, một câu hỏi được đặt ra: Tại sao chúng ta không tìm ra một sản phẩm đặc trưng khác được sản xuất tại Hòa Bình? Đơn giản như chiếc khăn thổ cẩm được dệt thủ công từ đôi tay của những người phụ nữ Thái Mai Châu và những người phụ nữ Mường ở Tân Lạc, Lạc Sơn hay gói chè Shan tuyết, trà giảo cổ lam, trà làm từ lá sachi, cam Cao Phong, mía tím…

Cũng theo vị đại biểu này, khi đi dự các hội nghị, hội thảo, giao ban hay lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh…, ở các tỉnh bạn gần với chúng ta như: Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hưng Yên… thấy rằng họ rất khéo trong cách lựa chọn quà tặng: Những túi quà nhỏ thôi nhưng mang theo sứ mệnh lớn là quảng bá về đất và người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đó là những cuốn sách, hay đơn giản là cuốn catalog giới thiệu, quảng bá về lịch sử, văn hóa, du lịch, đi kèm là các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như chè, miến dong, khăn thổ cẩm, long nhãn, tương bần… Đơn giản thôi nhưng đó là những sản phẩm đặc trưng của địa phương nên có thể làm hài lòng tất cả các vị khách.

Tỉnh ta đang trong lộ trình xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, để tạo được sức bật trong lĩnh vực này cần nhiều tâm huyết để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng đủ sức hấp dẫn, gọi mời du khách.


Du khách thích thú thử nghiệm quy trình dệt thổ cẩm được trưng bày, giới thiệu phục vụ du lịch tại bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu).

Thúy Hằng

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục