Với tấm lòng trong trẻo và lãng mạn của người lính văn nghệ 20 tuổi, nhạc sĩ Văn An đã viết nên ca khúc "Đường lên Tây Bắc" với giai điệu mượt mà sâu lắng rất đặc biệt so với các ca khúc mang âm hưởng hào hùng về cuộc chiến đấu ở Tây Bắc cùng thời. Chính sự độc đáo đã khiến ca khúc đi sâu vào lòng người từ Bắc chí Nam.

Văn An nhập ngũ khi mới 17 tuổi,  tham gia chiến dịch Biên giới, Việt Bắc… Chính trên những con đường hành quân, trên đường đi biểu diễn, xúc động nhìn thấy hình ảnh Tây Bắc đẹp như tranh vẽ chàng nghệ sĩ trẻ đã viết nên những câu ca chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất hình ảnh về một Tây Bắc lãng mạn trong cuộc kháng chiến trường kỳ: 

Đường lên Tây Bắc xa xôi

Nếp nhà sàn thấp thoáng

Đằng xa tiếng hát dân quân

Tiếng reo lưng đồi nương

Theo nhà báo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Đường lên Tây Bắc là ca khúc thành công đầu tiên, viết lúc 20 tuổi, lan truyền khắp các nẻo đường đánh giặc với giai điệu và lời ca tuyệt đẹp: Từ đó, ông trở thành nhạc sĩ quân đội cho đến trọn đời. Ca khúc của Văn An thể hiện vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ, một vẻ đẹp nội tâm chân thành, nồng nàn yêu nước".

Cái nhìn của người nghệ sĩ trẻ đó là cái nhìn sống động, vui vẻ về những công việc hàng ngày của người lính, của người dân quân, thôn bản, cùng chung nhau vượt qua gian khó. Tuy chưa nói về thắng lợi nhưng ca khúc đem lại sự ấp áp và niềm tin cho người nghe, rằng cuộc kháng chiến dù gian khổ, nhưng với sự đoàn kết thương yêu của bộ đội và nhân dân, chúng ta sẽ mau thắng được quân thù hung bạo. 


Nhạc sĩ Văn An rất giỏi chơi ghi ta

Một trong những ca sĩ thể hiện rất thành công "Đường lên Tây Bắc" là Nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên. Cô được đào tạo tại trường Văn hóa nghệ thuật quân đội (sau đó học tiếp tại Nhạc viện Hà Nội) nhiều năm công tác tại Đoàn văn công Khu III, đi biểu diễn nhiều vùng ở Tây Bắc, hiểu cuộc sống của bộ đội dân quân, Tố Uyên đã chắp cánh cho ca khúc vươn xa.

Trao đổi với phóng viên, ca sĩ Tố Uyên cho biết: "Tôi không nhớ mình hát bài này từ bao giờ và hát bao nhiêu lần. Tôi cũng chưa gặp nhạc sĩ Văn An ngoài đời, nhưng mỗi lần hát bài hát tôi cảm thấy lòng mình xúc động, nghĩ về những người bộ đội, những người dân Tây Bắc đã vượt qua nhiều hy sinh gian khổ. Video mà mọi người hay xem Tố Uyên hát "Đường lên Tây Bắc" là do một đoàn làm phim từ miền Nam ra quay. Lúc đó mình rất cảm động khi được chọn ghi hình ca khúc nổi tiếng này". 

Ca sĩ Tố Uyên còn vui vẻ cho biết: "Mới rồi, có một đoàn làm phi ca nhạc lại đầu tư lớn để quay hình và thu âm mới bài Đường lên Tây Bắc do Tố Uyên hát. Mình cũng cố gắng hết sức để đem lại một tác phẩm hay cho người xem. Nhưng không rõ bao giờ thì clip mới này sẽ đến với khán giả vì chính Tố Uyên cũng chưa được xem!".  

 

               TheoTienphong

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục