(HBĐT) - Ngày 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn lúc mới 21 tuổi - thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành hóa thân làm anh Ba đầu bếp trên con tàu La Touche Trévilla, lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dẫn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương.

(Chế Lan Viên)
Ở tuổi 21, anh thanh niên sang Pháp, nơi thường nêu cao khẩu hiệu bình đẳng, bác ái. Trong lòng        Nguyễn Tất Thành cháy bỏng: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đấy là những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Là Người nói luôn sống mãi trong tâm thức của hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Đêm mơ ước ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc.
(Chế Lan Viên)
Tám năm sau, tháng 6/1919, với danh xưng Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách 8 điểm. Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V Quốc tế cộng sản ở Mátcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đến 14 năm sau, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên, sau này trở thành ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tại các cuộc hội nghị này, Người đã  tiếp xúc đến luận cương của Đảng Cộng sản. Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc:
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
... Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
(Chế Lan Viên)
Sau 30 năm ra đi (năm 1911), xuân 1941, Bác trở về Tổ quốc (tại Cao Bằng).
Bác đã về đây Tổ quốc ơi
Nhớ thương hồn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giớ mới tới nơi.
(Tố Hữu)
Sau 50 năm ra đi tìm đường cứu    nước, mùa hè tháng 6/1957, Bác mới có dịp về làng Sen - Kim Liên - Nam Đàn quê hương Bác:
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
Đã một trăm năm có lẻ, Bác ra đi   tìm đường cứu nước. Từ người thanh niên yêu nước, một cuộc ra đi lịch sử của cả dân tộc. Trái tim yêu nước nồng nàn đã đánh đổi tuổi thanh xuân của mình để giành lấy mùa xuân cho dân tộc.
Vừa kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người và hơn 50 năm Người ra đi, chúng ta mãi khắc sâu lời trong đếu văn của BCH T.Ư Đảng do đồng chí Tổng Bí  thư Lê Duẩn đọc: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Người - Hồ Chủ tịch người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Văn song (TTV)

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục