(HBĐT) - Với 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, Hòa Bình là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo. 

 


Lễ hội Gầu Tào (Mai Châu) năm 2020 được tổ chức vui tươi, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 63 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, gồm 6 lễ hội cấp huyện, 35 lễ hội cấp xã, 22 lễ hội cấp thôn, xóm. Những năm gần đây, việc phục dựng lễ hội được các cấp, ngành quan tâm. Nhiều lễ hội đã thất truyền được phục dựng. Những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức, quản lý lễ hội từng bước được khắc phục.

Thực tế công tác quản lý, tổ chức lễ hội thời gian qua cho thấy, một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh chưa được phục dựng; chưa kiên quyết xử lý những phát sinh tiêu cực trong thực hiện nếp sống văn minh lễ hội. Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng; chưa dự báo đúng tình hình nên còn lúng túng, bị động trong công quản lý, tổ chức; việc kiểm tra, giám sát lễ hội chưa thường xuyên, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe nên các vi phạm vẫn tái diễn. Một số lễ hội được tổ chức còn có sự mất cân đối giữa phần lễ và phần hội, chú trọng phần lễ hơn phần hội, các trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức ít. Cùng với đó, tình trạng đốt nhiều hàng mã, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định còn phổ biến. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một bộ phận người dân tham gia lễ hội chưa tốt, vứt rác bừa bãi tại khu vực tổ chức lễ hội.

Trước những khó khăn, tồn tại, hạn chế, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã dành nhiều quan tâm, phối hợp trong việc tổ chức, quản lý các lễ hội. Một số lễ hội đã được phục dựng, tổ chức quy mô, bài bản như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc); lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy); lễ hội đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc); lễ hội Rước Bụt, lễ hội đình Cổi (Lạc Sơn), lễ hội Gầu Tào (Mai Châu)... Các lễ hội đến nay vẫn được bảo tồn, phát triển, phát huy tốt giá trị, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của Nhân dân, phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đến nay, có 19/68 di tích được xếp hạng gắn công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị với hoạt động tổ chức lễ hội.

Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội; đảm bảo việc tổ chức lễ hội trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của Nhân dân. Thành phố cũng đã quán triệt cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý, tổ chức lễ hội, phê bình, xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Công tác phát triển, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, công trình nghệ thuật gắn với thu hút đầu tư và du lịch từng bước được đẩy mạnh. Thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy định quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; lập hồ sơ khoa học các hiện vật, di tích, danh thắng; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế thuận lợi để đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát huy giá trị di tích.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 41 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia; 52 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Việc xây dựng, sửa chữa các di tích gắn với công tác phục dựng lễ hội được quan tâm. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, chức năng của công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Việc đảm bảo ANTT, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hoá tại các lễ hội được thực hiện tốt, nhiều hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được khắc phục, đẩy lùi.


Dương Liễu

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục