( HBĐT) - Những ngày sau Tết, nhu cầu tham quan, vãn cảnh, thực hành tín ngưỡng của Nhân dân rất lớn, vì vậy huyện Cao Phong đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý và phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng.

 
Tại cảng Thung Nai thành lập chốt kiểm soát người đến thăm quan vãn cảnh

 Thực hiện chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19, bên cạnh việc tạm dừng các lễ hội, UBND huyện Cao Phong còn gấp rút triển khai thực hiện công tác phòng dịch tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn dịp Xuân Tân Sửu.

Hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, các điểm di tích, danh thắng của huyện Cao Phong như đền Bồng Lai, chùa Khánh, đền Bờ là những địa điểm tham quan, vãn cảnh và thực hiện nhu cầu tín ngưỡng đầu xuân của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, vì vậy công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho nhân dân, du khách khi đến di tích được chú trọng.Đặt các biển hướng dẫn về đeo khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn…đối với du khách và nhân dân địa phương thăm, dâng hương tại các đền, chùa trên địa bàn.

UBND huyện Cao Phong đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành có liên quan tạm dừng các hoạt động lễ hội; không tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung trên 30 người cùng một thời điểm trong cùng không gian tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng thờ tự; cấp bách triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng, thờ tự trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương đã lập chốt kiểm soát tại các nơi hàng năm có tổ chức lễ hội nhằm đảm bảo thực hiện 5K và cung cấp trang thiết bị phòng dịch cho tổ xử lý nhanh. Tại cổng ra vào các di tích, danh thắng, treo các biển thông báo với nội dung yêu cầu người dân, du khách chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, khai báo y tế, giữ khoảng cách an toàn, không tập trung quá đông người…Các đền, chùa, cảng Thung Nai cũng chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch.

UBND huyện Cao Phong cũng yêu cầu ban quản lý các di tích danh thắng bật loa truyền thanh thường xuyên nội dung tuyên truyền, các quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đề nghị người dân du khách chấp hành nghiêm. Ngoài ra, ban quản lý các di tích cũng chủ động thực hiện nghiêm việc không tập trung quá đông người tại di tích, tạo khoảng cách an toàn. Đặc biệt, kiên quyết không cho du khách vào di tích nếu không thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch.

Chị Bùi Thị Hồng, TPHB cùng gia đình đến vãn cảnh đền Bồng Lai cho biết: Ngay từ đầu cổng vào đền đều có bảng biển hướng dẫn về  nội dung khuyến cáo của Bộ Y tế và các điểm rửa tay, sát khuẩn, mọi người dân khi đến đây đều tuân thủ việc đeo khẩu trang, các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo báo cáo của BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Cao Phong, tính đến 15h ngày 15/2, trên địa bàn huyện không còn cách ly tập trung; 16 trường hợp cách ly tại nhà; Có 211 trường hợp về từ vùng dịch, trong đó 27 trường hợp về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn hạn chế tiếp xúc và tự theo dõi sức khỏe. Đã lấy mẫu tổng số 198, kết quả âm tính 198 mẫu.

UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo tạm dừng các điểm vui chơi, giải trí, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tích cực kiểm tra, rà soát người đi về từ vùng dịch, hướng dẫn khai báo y tế, tổ chức cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với công dân thuộc diện cách ly; thực hiện truy vết các trường hợp liên quan tới ca bệnh dương tính, thực hiện các văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, hạn chế tập trung đông người, tại các chợ có quy định đối với công dân khi vào chợ, đi ra đường phải đeo khẩu trang, giao UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19; thường xuyên chỉ đạo việc đeo khẩu trang của nhân dân, cho phép xử phạt hành chính đối với người vi phạm.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Tại các điểm tham quan, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được thực hiện nghiêm như đặt các biển hướng dẫn về đeo khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn…đối với du khách và nhân dân địa phương thăm, dâng hương; với hệ thống máy đo thân nhiệt tự động, dung dịch sát khuẩn tay đã được bổ sung tại các điểm bán vé, cửa ra vào và các vị trí thuận lợi để du khách dễ thấy, dễ sử dụng. UBND huyện cũng yêu cầu cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho chính bản thân, đồng thời nhắc nhở du khách tuân thủ thông điệp "5k” của Bộ Y tế. Yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát nơi hàng năm có lễ hội. Thực hiện phun khử khuẩn nơi tập trung đông người ít nhất 02 lần/ngày (cách nhau dưới 8 giờ), UBND các xã, thị trấn phối hợp các Doanh nghiệp và nơi hàng năm có lễ hội thực hiện đảm bảo về hóa chất khử khuẩn và nhân lực, trang thiết bị, Trung tâm Y tế huyện đảm bảo hướng dẫn kỹ thuật.

Có thể thấy, UBND huyện Cao Phong một mặt tạo điều kiện để người dân, du khách thực hiện nhu cầu tín ngưỡng, mặt khác thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng. Đồng thời, cũng sẽ cử các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện công tác phòng dịch tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn trong suốt khoảng thời gian Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này.


Đinh Thắng

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục