Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.

Chú thích ảnh


Triển lãm giới thiệu nét truyền thống của Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long Ảnh: TTXVN phát

Triển lãm năm nay có nhiều nét mới như: Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503; một số mẫu quạt dành cho nhà Vua, Hoàng hậu và các quan được phỏng dựng dựa trên nguồn tư liệu; những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng thuộc phố Hàng Mụn xưa (phố Hàng Bút hiện nay).

Ngoài ra, các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ như: Hái lá thuốc Nam, gội đầu bằng nước lá thơm, lá xông giải cảm… cũng được giới thiệu cùng với những chiếc lá ngải hình con trâu tương ứng năm Tân Sửu.

Dù được triển khai theo hình thức trực tuyến nhưng triển lãm giúp du khách không có điều kiện đến Hoàng thành Thăng Long do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp cận nội dung trưng bày bổ ích, tìm hiểu phong tục độc đáo trong cung đình, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trong dân gian.

Chú thích ảnh

Triển lãm giới thiệu nét truyền thống của Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long Ảnh: TTXVN phát

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là phong tục cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức, phong tục khác nhau. Trong cung đình, dưới thời Lê, Vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thường triều, ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính. Đặc biệt, lễ ban quạt, nhà Vua tiến hành ban quạt cho các quan là nghi lễ đặc sắc, có ý nghĩa sâu sắc là ban "phúc lành, sức khỏe, bình an”. Ngoài những nét đặc sắc về nghi lễ cung đình, trong dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục độc đáo, trong đó có tục đeo bùa ngũ sắc.

                                                                                       Theo báo Tin tức



Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục