Sau hơn 2 năm sản xuất, bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức hoàn thành và được cấp phép phổ biến rộng rãi.

Cảnh trong phim tài liệu Đại thi hào Nguyễn Du.


Cảnh trong phim tài liệu Đại thi hào Nguyễn Du.

So với dự kiến ban đầu, bộ phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du” do các tác giả kịch bản Phạm Xuân Mừng, Lương Xuân Trường, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Văn Đức dưới sự chủ biên kịch bản của tác giả Trần Đình Tuấn và đạo diễn Nguyễn Văn Đức có 3 phần, mỗi phần 2 tập, song hiện nay phim chỉ giữ lại cấu trúc 3 phần với thời lượng 180 phút và không chia tập.

Phim có sự tham gia của hơn 50 diễn viên vào vai tất cả các nhân vật chính yếu như ông tổ họ Nguyễn Nhiêm, ông nội Nguyễn Quỳnh, bố, mẹ, anh trai Nguyễn Nễ, Nguyễn Khản, vợ Đoàn Thị Tộ, anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn, ông bà ngoại, và nhiều nhân vật khác..., ngoài ra còn gần 1.000 diễn viên quần chúng. 

Đặc biệt, các cảnh quay được thực hiện tại các huyện ở Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Can Lộc...), tỉnh Bắc Ninh (Đình Bảng, Từ Sơn...), Thái Bình (Quỳnh Phụ, Vũ Thư), Hà Nội, Huế…, tái hiện lại nhiều bối cảnh lịch sử thời Đại thi hào sinh sống. Không chỉ thế, bộ phim cũng đề cập mối tình văn chương của ông với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Tuy là bộ phim tài liệu lịch sử văn hoá, nhưng với cách dàn dựng mới lạ, công phu, tỉ mỉ và chân thực đến từng chi tiết, phim "Đại thi hào Nguyễn Du” vô cùng sống động, lắng đọng và cuốn hút, dễ dàng mê hoặc người xem bởi tính giáo dục sâu sắc về giá trị văn hoá thuần Việt được hiển hiện rõ nét.

Bộ phim cũng tôn vinh di sản văn hóa Truyện Kiều; giúp người xem hiểu được những đóng góp to lớn cho đất nước của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - dòng họ từng có 2 cha con làm đến chức tể tướng triều đình là Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản. Bên cạnh đó, xem "Đại thi hào Nguyễn Du” người xem thực sự bất ngờ với những chi tiết thú vị trong cuộc sống đời thường từ những thăng trầm của gia đình đến xã hội đôi khi rất đỗi bình dị…, nhưng tất cả đã hình thành nên nhân cách của một Đại thi hào - một Danh nhân Văn hoá thế giới Nguyễn Du.

Bộ phim là những lát cắt kể về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820.

Theo đại diện ê kíp sản xuất phim, TS Phạm Xuân Mừng cho biết, sau khi hoàn thành phần hậu kỳ, bộ phim đã được trình lên Bộ VHTTDL và được Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim ngắn xét duyệt, đến nay, sau 2 lần chỉnh sửa, phim "Đại thi hào Nguyễn Du” đã chính thức được Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) cấp phép phổ biến rộng rãi.

TS Phạm Xuân Mừng cũng cho biết: Thể hiện bằng hình thức phim tài liệu nghệ thuật mang tính hiện đại, giúp cho nội dung bộ phim không hề khiên cưỡng, khô cứng theo khuôn mẫu vốn thấy. Có thể với người dân Việt Nam, nhắc đến Truyện Kiều hay Đại thi hào Nguyễn Du thì không ai xa lạ.

Tuy nhiên, để hiểu được cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào cũng như hoàn cảnh tác động đến sự ra đời của Truyện Kiều, hình thành nên những nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư…. thì không phải ai cũng biết. 

Theo kế hoạch, bộ phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du” dự kiến phát hành rộng rãi vào tháng 7/2021, và sẽ tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII, dự kiến tổ chức từ ngày 12 đến 16/9/2021, tại TP Huế.

                                                                                        Theo báo Đại đoàn kết

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục