(HBĐT) - Gia đình là hạt nhân, tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hoá của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc. Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, địa phương đã cụ thể hóa, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước triển khai có hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển gia đình, chăm lo, vun đắp xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. Từ đó góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.


Đại gia đình anh Nguyễn Ngọc Đại, tổ 16, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) quây quần bên mâm cơm đầm ấm.

Những giá trị gia đình hạnh phúc, chia sẻ yêu thương đang lan tỏa ở khắp xóm phố, khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Gia đình anh Nguyễn Ngọc Đại, tổ 16, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) có 3 thế hệ, gồm ông bà, cha mẹ và các cháu cùng chung sống. Vợ chồng anh Đại là lao động tự do, nguồn sống chỉ trông vào gánh hàng xôi mỗi sáng, chiều và còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng lại đầy ắp tiếng cười vui, hạnh phúc. Gia đình luôn chấp hành các nội quy, quy chế của khu dân cư, xóm phố. Gia đình có dưới, có trên, cha mẹ kính nhường ông bà, con cháu thảo hiền. Ông bà, vợ chồng cùng thức khuya dậy sớm, con cháu nghe lời, ngoài việc học, thời gian rảnh là giúp bố mẹ, ông bà nhặt đỗ, lạc, rửa lá gói xôi. Chẳng khi nào thấy vợ chồng anh Đại to tiếng. Cả tổ dân phố 16 có hơn 100  gia đình, mỗi gia đình một hoàn cảnh, người làm công chức, người lao động tự do, song đều cùng chăm lo vun vén cho gia đình, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tình làng, nghĩa xóm ngày càng bền chặt. 

Hay câu chuyện của gia đình trẻ Nguyễn Văn Đoàn (Công an tỉnh) và Hà Thảo Ngân (Giáo viên trường Mầm non Hữu Nghị) vừa được tôn vinh tại Lễ tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Điều phi thường của yêu thương". Hai vợ chồng trẻ, cùng 2 con thơ, mỗi người một công việc, nhưng đã vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt công việc được giao, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười. Mỗi gia đình là một câu chuyện nhỏ nhưng để có hạnh phúc đều là sự thông cảm, sẻ chia... 

Theo đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 436-CTr/TU, ngày 30/6/2005, của Tỉnh uỷ Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH - HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 29/3/2017 của BTV Tỉnh  ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác gia đình trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh  đó, nhiều hoạt động chăm lo xây dựng hạnh phúc gia đình hạnh phúc, bình đẳng, ấm no được quan tâm thực hiện, thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh tham gia tiêu biểu như: Hội thi Văn hóa - Thể thao gia đình tỉnh; các buổi nói chuyện chuyên đề về Xây dựng gia đình hạnh phúc thời kỳ CNH-HĐH đất nước với chủ đề "Gia đình - nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”, "Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và cách ứng xử trong gia đình”, phát động "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; phối hợp tổ chức Hội thi "Gia đình hạnh phúc” tỉnh Hòa Bình gắn với chủ đề "Xây dựng nhân cách Người         Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”... Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được các cấp, ngành, các đoàn thể và quần chúng nhân dân hưởng ứng tích cực. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá” toàn tỉnh đạt 83,6%. 

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ảnh hưởng tới từng gia đình, tạo nên những biến đổi sâu sắc đối với gia đình trên nhiều phương diện. Chính vì vậy, việc chăm lo thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch về phát triển gia đình Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới. Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2238/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Theo đó tiếp tục nhấn mạnh vai trò của gia đình trong giai đoạn mới, mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững; là trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội… Nhiều mục tiêu được đưa ra như:  Phấn đấu 100% gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. Phấn đấu 100% gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại…

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, các giải pháp đồng bộ được triển khai, trong đó tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong sự phát triển chung của xã hội. Chú trọng biểu dương những tấm gương tốt và phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” chú trọng xây dựng "Gia đình văn hóa” với các mô hình gia đình tiêu biểu như "Gia đình mẫu mực”, "Gia đình văn hoá tiêu biểu”, "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, "Gia đình làm kinh tế giỏi”, "Gia đình hiếu học” phù hợp, hiệu quả...

Linh Trang

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục