(HBĐT) - Dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm nhiệt và lắng xuống nhưng những tác động trong hơn 2 năm qua đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống và cung - cầu hàng hóa rất lớn. Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu phục hồi, phát triển KT-XH, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng.


Người dân tìm hiểu sản phẩm tại Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP trong, ngoài tỉnh
 trên đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Xuất phát từ mong muốn giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, thủ công đặc trưng, nổi bật, chất lượng của tỉnh đến bạn bè trong và ngoài nước, chị Hoàng Việt Hà, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã có ý tưởng làm các set quà tặng đẹp mắt, ấn tượng. Chị đã thành lập hộ kinh doanh với tên "Hoa Đất Mường” đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Chị Hà chia sẻ: "Hòa Bình lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, đến nay tỉnh cũng đã có hơn 200 sản phẩm được chứng nhận, có tem, nhãn mác khẳng định chất lượng. Đó là niềm tự hào của người Hòa Bình cần được giữ gìn, phát huy và quảng bá đến bạn bè muôn phương. Với khát vọng đưa sản phẩm quê hương vươn xa, Hoa Đất Mường đã nhận phân phối sỉ, lẻ những đặc sản sản thương hiệu Hòa Bình như: Trà cà gai leo, trà xạ đen, mật ong bản Dao, hạt dổi Lạc Sơn, thổ cẩm Mai Châu, các sản phẩm chế biến từ cam Cao Phong… Chỉ trong tháng 4/2022 đã bán được gần 900 set quà tặng”. Ý tưởng sáng tạo không chỉ góp sức quảng bá đặc sản của tỉnh mà còn giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, khôi phục và phát triển sản xuất. Đây cũng là cách thiết thực thực hiện CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

Với ý nghĩa của CVĐ này, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ trong tình hình mới. Thực hiện CVĐ được Tỉnh ủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện chỉ thị. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo CVĐ với 12 đơn vị thành viên, từ các sở, ban, ngành đến các tổ chức CT-XH, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Hàng năm, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết: CVĐ nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh; chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam, Hòa Bình.  

Để thực hiện hiệu quả CVĐ, các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là các ngành thành viên Ban chỉ đạo cần nêu cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp. Quảng bá, giới thiệu làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”. Đồng thời, tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh, xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp cũng cần đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất hàng chất lượng, mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh; mở rộng hệ thống phân phối.

Với trách nhiệm được phân công, Sở Công Thương đã triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh CVĐ như: Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu các sản phẩm đặc trưng, nổi bật, sản phẩm OCOP của tỉnh. Tổ chức hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, điểm bán hàng "Tự hào Việt Nam”. Khi mua sắm công ưu tiên lựa chọn hàng Việt chất lượng… Năm 2022, Sở tập trung tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hội thảo, chương trình tôn vinh doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt doanh số cao; các sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu của địa phương. Thông qua nguồn vốn chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu, từng bước khẳng định hàng Việt là sự lựa chọn hàng đầu, thay cho tâm lý sính hàng ngoại. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại mang tính trọng điểm như tham gia hoạt động kết nối cung - cầu, hội chợ tại các tỉnh, thành và các nước khu vực ASEAN… 

Theo khảo sát, hiện nay lượng hàng Việt tại các cửa hàng tiện tích, siêu thị, kênh phân phối trên địa bàn tỉnh chiếm từ 80% trở lên. Có những doanh nghiệp như Công ty CPTM Định Nhuận, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), 100% hàng hóa phân phối tới hơn 1.000 cửa hàng tại các huyện trong tỉnh là hàng Việt. Tại siêu thị Vì Hòa Bình, công ty chỉ bày bán thêm một số hàng hóa xuất xứ nước ngoài cho phong phú, còn lại lượng hàng Việt chiếm trên 90% và có một số sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ở khía cạnh khác, vấn đề đưa hàng hóa của tỉnh ra tỉnh, thành bạn và vươn xa hơn cũng cần được quan tâm, đẩy mạnh.
 

Cẩm Lệ


Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục