(HBĐT) - Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần đa dạng hóa hình thức tập hợp, thu hút hội viên. Qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả Hội LHPN huyện Mai Châu coi trọng thực hiện trong thời gian qua.



Hội viên phụ nữ xã Nà Phòn (Mai Châu) sinh hoạt chuyên đề "Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc” .

Buổi sinh hoạt chuyên đề "Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc” tại chi hội phụ nữ xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn được Hội LHPN huyện mời nghệ nhân truyền dạy nghệ thuật hát khắp, chữ và tiếng nói của dân tộc Thái; tìm hiểu thơ, ca dao, tục ngữ của một số dân tộc thiểu số và các trò chơi dân gian; thảo luận, trao đổi về việc duy trì nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, đặc biệt củng cố và duy trì hoạt động của câu lạc bộ "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống” tại chi hội… Đây chính là hoạt động thiết thực khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, phụ nữ (CB, HVPN) tham gia bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của Hội LHPN huyện Mai Châu. Buổi sinh hoạt đã thu hút sự quan tâm, chú ý của HVPN, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong CB, HVPN, từng bước phát triển thành một sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15, ngày 10/1/2020 của BTV Huyện ủy Mai Châu về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chí Hà Minh Huân, Chủ tịch Hội LHPN huyện chia sẻ: Hội LHPN huyện Mai Châu hiện có 17 cơ sở Hội, với 139 chi hội, trong đó có 2 chi hội khối cơ quan với trên 11 nghìn hội viên. Là huyện có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, tạo cho huyện trở thành một trong những địa phương hội tụ đa sắc văn hóa tộc người. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Hội Phụ nữ các cấp huyện phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời lựa chọn là nội dung trọng tâm để triển khai các giải pháp đa dạng hóa hình thức tập hợp, thu hút hội viên.

Đồng chí Hà Minh Huân chia sẻ thêm: Mai Châu là địa phương được tỉnh xác định xây dựng thành điểm du lịch quốc gia. Thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, đề án của UBND tỉnh, kế hoạch của UBND huyện, Hội LHPN huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các phòng chuyên môn của huyện nhằm huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ HVPN; tăng cường công tác phối hợp với các ngành, tổ chức có liên quan để triển khai các hoạt động đến nhóm, các đối tượng phụ nữ; tăng cường xã hội hóa, khai thác nguồn lực tập trung hỗ trợ cơ sở, nhất là các cơ sở vùng sâu, vùng xa, nhóm phụ nữ yếu thế. Trong 5 năm, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được 250 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.444 lượt HVPN học nghề nấu ăn, học tiếng nói, chữ viết, học tiếng Anh và tập huấn nâng cao năng lực hoạt động du lịch cộng đồng, quản lý kinh tế tập thể. Nhờ đó, chị em mạnh dạn kinh doanh du lịch cộng đồng, tham gia quản lý tại các HTX, làng nghề. Tiêu biểu như: Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa, HTX thổ cẩm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu), làng nghề thổ cẩm xã Nà Phòn; cơ sở may vá thủ công tại xã Tòng Đậu, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, duy trì nghề vẽ sáp ong tại xã Pà Cò. Chị em năng động, sáng tạo, chủ động kết nối với các công ty du lịch trong nước để xây dựng tour, dịch vụ du lịch; nghiên cứu, tìm tòi mẫu mã tạo ra nhiều loại sản phẩm thổ cẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra các nước châu Âu, châu Úc, châu Mỹ và khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó tạo việc làm ổn định cho 300 HVPN với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa đã cưu mang, dạy nghề, tạo việc làm cho 40 chị em khuyết tật. Ngoài ra, giúp hàng nghìn HVPN trong toàn huyện tranh thủ thêu, dệt lúc nông nhàn, tham gia biểu diễn văn nghệ để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, giúp cho 194 phụ nữ thoát nghèo.


Bên cạnh đó, các cấp Hội tuyên truyền, vận động HVPN tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, duy trì nghề thêu, dệt thổ cẩm, hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần xây dựng thành công các sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng: thổ cẩm dệt tay; dịch vụ du lịch homestay bản Lác, rượu Láu siêu... Đặc biệt, để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, Hội LHPN huyện đã phát động phong trào mặc trang phục truyền thống. Mục tiêu phát triển trang phục truyền thống thành một sản phẩm du lịch, mang lại lợi ích và thu nhập cho chính chị em. Đến nay, ngoài việc hội viên, phụ nữ, nữ công nhân viên chức - lao động tự giác mặc trang phục truyền thống vào những dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng của địa phương, cơ sở; chị em còn mặc trang phục truyền thống đến công sở vào thứ Hai hoặc thứ Năm hằng tuần… Đến cuối nhiệm kỳ, tỷ lệ phát triển hội viên toàn Hội đạt trên 6,7%; tỷ lệ thu hút hội viên đạt trên 67%, không có cơ sở Hội tỷ lệ thu hút hội viên đạt dưới 50%.


Hồng Duyên

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục