Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Lễ hội đường phố với chủ đề "Sắc màu văn hóa” đã khai mạc vào chiều 26/6.


Các nghệ sĩ trình diễn trang phục và văn hoá các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân đón xem màn biểu diễn của hàng trăm nghệ sỹ từ các đoàn nghệ thuật đường phố trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Festival Huế 2022 Huỳnh Tiến Đạt cho biết, lễ hội đường phố là một trong những sự kiện chính, được công chúng chờ đón, góp phần tạo nên nét đặc trưng của Festival Huế, khẳng định và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Các hoạt động trình diễn trên đường phố với sự đa dạng sắc màu văn hóa, cộng hưởng với sự cổ vũ đầy hào hứng, nhiệt tình của người dân và du khách đã tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế trong những ngày diễn ra Festival.


 Không khí Lễ hội đường phố "Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Diễn ra trong ba ngày liên tiếp từ 26 đến 28/6, Lễ hội đường phố năm nay, giới thiệu đến công chúng những nét đặc sắc trong âm nhạc vũ điệu của các đoàn nghệ thuật đến từ các vùng miền trong nước và trên thế giới. Cùng với hoạt động trình diễn ca múa nhạc, tạp kỹ đường phố, phô diễn vẻ đẹp của áo dài và diều Huế, còn có hoạt động diễu hành xe cổ "Huế bốn mùa hoa”; chương trình quảng diễn nghệ thuật dân gian được chọn lọc, trích dẫn từ các lễ hội và trò diễn dân gian tiêu biểu của một số địa phương trong tỉnh như lễ hội cầu ngư (huyện Phú Vang), lễ hội AzaKoonh (huyện A Lưới), hát bả trạo (huyện Quảng Điền)…

Đến với lễ hội người xem được thưởng thức "bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật” đặc sắc với chuỗi các tiết mục đến từ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế như: đoàn múa Lân Sư Rồng Huế, đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai, đoàn ca múa nhạc dân gian Belogorie (Nga), ban nhạc Viet Bambas (Brazil), đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk, liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhà hát Ca múa Nhạc dân gian Việt Bắc, nhóm nhảy Unity Crew…


Các nghệ sĩ trình diễn áo dài. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Ngay sau lễ khai mạc, các đoàn nghệ thuật diễu hành và biểu diễn tại những không gian rộng qua các tuyến phố lớn của thành phố Huế như đường Hùng Vương hướng đến cầu Trường Tiền; đường Lê Lợi đến bia Quốc Học. Những nơi mà đoàn diễu hành đi qua, người dân Huế và du khách như cùng hòa quyện, tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế.

Chị Lê Ngọc Như Phương, đến từ Quảng Trị chia sẻ, lễ hội đường phố luôn là hoạt động được người dân chào đón trong mỗi kỳ Festival Huế. Các đoàn nghệ thuật đã góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Không khí lễ hội hiện rõ, người xem cũng hòa theo những điệu nhảy, nhịp điệu của những bài hát, nhất là những vũ điệu sôi động của các vũ công đến từ đoàn ca múa nhạc dân gian đến từ Liên bang Nga hay những điệu múa, làn điệu thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc ở nước ta.


Các vũ công diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Lễ hội đường phố đã tạo nên không gian đa dạng sắc màu văn hóa các quốc gia, vùng miền, phô diễn sức sống của các dân tộc, góp phần cùng nhau chung tay vì tương lai hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Theo TTXVN

Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục