(HBĐT) - Trong những năm theo dõi mảng văn hóa, chúng tôi đã có nhiều chuyến đi tác nghiệp tại các địa phương trong tỉnh tìm hiểu về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc. Chúng tôi nhận thấy văn hóa truyền thống có phần bị mai một, nhất là khi phải cạnh tranh với những loại hình văn hóa giải trí hiện đại, công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ đa phương tiện phát triển mạnh.


Các nghệ sỹ trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình tại lễ hội Carnival năm 2022.

Để có được những bài viết mang hơi thở cuộc sống, phản ánh khách quan, trung thực các vấn đề được truyền tải, nhất là về văn hóa các dân tộc, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân, những người am hiểu và đang lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc… Với mỗi chuyến đi, gặp gỡ một nhân vật đều để lại những ấn tượng sâu sắc. Trong chuyến lên vùng cao Đà Bắc tìm hiểu về văn hóa Tày, tôi gặp nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực tri thức văn hóa Lường Văn Chôm, xã Trung Thành, ông chia sẻ: Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, sự du nhập, ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài đã có tác động không nhỏ đến ý thức của nhân dân các dân tộc, đến phong tục tập quán và đặc biệt là các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian có nguy cơ bị thay thế, mai một. Tầng lớp nắm giữ tri thức dân gian tập trung ở những người lớn tuổi cũng bị mai một dần. Lớp trẻ đại đa số không am hiểu phong tục tập quán dân tộc, thậm chí một số không biết nói ngôn ngữ của dân tộc mình. Hiểu rõ điều này, nhiều năm nay tôi đã sưu tầm, truyền dạy chữ viết, văn hóa truyền thống dân tộc Tày cho thế hệ trẻ với mong muốn lưu giữ văn hóa của người Tày trường tồn theo thời gian.

Qua những chuyến đi, với sự tiếp cận đa chiều để có lượng thông tin phong phú, chúng tôi đã có những bài viết tôn vinh những người đang lưu giữ, bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đồng thời phản ánh những vấn đề tiêu cực, khó khăn, vướng mắc ở địa phương trong công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Nhiều bài báo phản ánh một cách tích cực, có chiều sâu về những nét đẹp trong các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc; các nghề truyền thống; nghi thức, nghi lễ truyền thống; hương ước, quy ước của bản làng, dòng họ gắn liền với tín ngưỡng, tâm linh trong đời sống hàng ngày, mang đặc trưng riêng của từng dân tộc. Từ những bài báo được đăng tải đã góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, đưa nét đẹp văn hoá truyền thống lan rộng trong đời sống xã hội. Thông tin kịp thời tin tức, sự kiện liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh. Đặc biệt, gần đây nhất là các bài viết tuyên truyền về chiêng Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, lễ hội Khai hạ và lịch tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Thông qua các bài viết đăng tải trên Báo Hòa Bình, Hòa Bình điện tử và một số trang mạng xã hội Facebook, YouTube đã góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, người dân đối với việc bảo tồn, gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị tốt đẹp của các di sản văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đỗ Hà

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục