(HBĐT) - Hàng nghìn năm qua, bộ lịch Khao Roi (Đoi) được lưu giữ trên 12 thanh tre dài chừng 25 - hơn 30 cm. Trên các thanh tre có khắc 30 khắc, tượng trưng 30 ngày trong tháng theo lịch Trăng, trên các ngày có khắc ký hiệu, biểu tượng nói về lịch tiết và các yếu tố được cho là chi phối trong ngày đó hoặc chỉ hiện tượng thiên văn, quỹ đạo mặt trăng giao hội cùng sao Roi (Đoi - Tua Ra).           

 

Sơ lược giới thiệu và giải mã một sô biểu tượng trong lịch Khao Roi (Đoi) của người Mường

 Hàng nghìn năm qua bộ lịch Khao Roi (Đoi) này được lưu giữ trên 12 thanh tre dài chừng 25 cm đến hơn 30cm. Trên các thanh tre có khắc 30 khắc tương trưng 30 ngày trong tháng theo lịch Trăng, trên các ngày có khắc các ký hiệu, biểu tượng nói về lịch tiết và các yếu tố được cho là chi phối trong ngày đó hoặc chỉ hiện tượng thiên văn, quỹ đạo mặt trăng giao hội cũng sao Roi (Đoi – Tua Ra).

Trong khuôn khổ thanh tre hạn hữu như vậy, người Mường xưa đã rất cân nhắc, rất cẩn thận lựa chọn các ký hiệu, các biểu tượng để khắc lên thanh tre, làm nên bộ lịch Khao Roi (Đoi) như chúng ta đã biết cho đến ngày nay.

Các ký hiệu cơ sở, cơ bản trên lịch Khao Roi:

Qua sưu tầm, tìm hiểu cho thấy lịch Đoi của người Mường sử dụng các mã hiệu đơn giản nhưng rất cơ bản sau:

 

TT

Loại ký hiệu

Cách tạo ra ký hiệu

Tên gọi

Ghi chú

Tên gọi tiếng Mường

Dịch sang tiếng Phổ thông

1

Tạo hình răng cưa

Khớc tỉnh ngă̒i

Nấc tính ngày

Thực chất cũng là các vạch ngắn xếp hình chữ v.

2

Khoan, đục tạo chấm hay lỗ tròn nhỏ

Lô kon

Lỗ nhỏ

Lỗ, chấm, số 0.

3

Khắc Vạch

Va̭ch

Vạch

Đó là một đoạn thẳng ngắn.

 

 

 

 

 

 

 

Từ 3 ký hiệu đơn giản này được sử dụng để tạo các hình tượng biểu thị các ngày: Mưa, ngày Cá, ngày Lô hay ngày Roi (Đoi).v.v... trên thanh tre.

Như hình chữ V sử dụng 2 vạch thẳng tạo nên chỉ ngày Cá đi, ngày Khoang Ka̠c - Khoang Cạc dùng 2 vạch thẳng giao nhau hình chữ X tạo nên, ngày Đoi sử dụng các lỗ nhỏ xếp hình trên đỉnh vạch thẳng đứng.v.v...

Có thể coi đây là các chữ cái xếp nên các từ ngữ trên lịch thẻ tre của người Mường.

Quan sát kỹ ta thấy hình nấc răng cưa chỉ ngày thực chất cũng là 2 vạch xếp nghiêng tạo các hình chữ V liên tục liền kề nhau. Như vậy bản chất tận cùng của các ký hiệu trên lịch Roi chỉ có hai ký hiệu là lỗ và vạch ngắn chính là các số "o” và "1”.

Biểu tượng ngày Khao Roi (Đoi)

Người Mường sáng tạo ra lịch thẻ tre chính là sử dụng tên cụm sao này đặt tên cho lịch.

Ngày Roi (Đoi) chính là ngày sao Roi giao hội với mặt trăng, mỗi một tháng có 1 lần.

Trên thẻ tre ngày Roi được tạo hình một vạch thẳng, trên đỉnh có 1 lỗ tròn, hai bên có 2 hoặc 3 lỗ tròn đối xưng nhau. Tuy nhiên một số bộ lịch có những khắc họa khác nhau.

Riêng các bộ lịch thẻ tre sưu tầm ở vùng huyện Lạc Sơn không có khắc họa hình tượng ngày sao Roi (Đoi)

 

1

2

3

4

 

 

 

 1. Biểu tượng chỉ các ngày đơn yếu tố:

Các ngày đơn yếu tố trên lịch Roi là những ngày được dân gian Mường cho rằng chỉ có một yếu tố xảy ra. Như ngày Cá, ngày Hao, ngày Lỗ, ngày Roi .v.v..

 

Hình vẽ số 1: Các kí hiệu chỉ yếu tố đơn trên lịch Roi

 

 

Lịch Khao Roi của người Mường có 8 ngày đơn yếu tố, được thể hiện trên Hình số 1 từ phần Gốc lịch tính ra phía tay phải, gồm có:

-Ngă̒i Lô - Ngày Lỗ

-Ngă̒i Haw - Ngày Hao

-Ngă̒i Kả - Ngày Cá - Ngày Cá đi

-Ngă̒i Khaw Roi (Đoi) - Ngày Sao Roi (Tua Rua)

-Ngă̒i Mươ Pa̭w - Ngày Mưa bão

-Ngă̒i Khwang Ka̭c - Ngày Khoang Cạc

-Ngă̒i Roi baw - Ngày Roi vào

-Ngă̒i Roi tha - Ngày Roi ra

2. Hệ thống các ngày đa yếu tố:

Các ngày đa yếu tố là những ngày được cho là có nhiều yếu tố xảy ra trong ngày đó. Nói cách khác các ngày đa yếu tố bởi có ít nhất 2 yếu tố trở lên cùng kết hợp chi phối ngày đó.

Ví dụ như như ngày Cá song cũng là ngày Hao hoặc Ngày Hao song cũng là ngày Lỗ.v.v...

Những ngày có đa yếu tố thường là những ngày xấu

-Sơ bộ điều tra có tới hơn 20 ngày đa yếu tố được "cấu tạo” bởi ít nhất từ 2 yếu tố.



Một số kí hiệu thể hiện các ngày có nhiều yếu tố chi phối trên lịch Roi


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục