Festival hoa Đà Lạt 2010 lại thêm một kết cục không vui nữa khi xảy ra chuyện kiện cáo sau cuộc thi bonsai và tiểu cảnh trong khuôn khổ lễ hội này.

Hai giải vàng "có vấn đề"
Cuộc thi bonsai và tiểu cảnh nằm trong chương trình trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế của Festival hoa Đà Lạt 2010 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1 tại vườn hoa thành phố Đà Lạt. Với sự tham gia của 82 đơn vị trong cả nước và 22.366 tác phẩm bonsai, cây kiểng, gỗ lũa, non bộ, tiểu cảnh... hoạt động này có quy mô lớn gấp hơn hai lần so với festival lần trước.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Cây sanh (trái) và cây linh sam - hai huy chương vàng gây ra cảnh kiện cáo.

Trong 142 tác phẩm dự thi các loại, có 56 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 7 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 14 huy chương đồng và 21 giải khuyến khích. Chương trình tưởng kết thúc tốt đẹp nhưng bất ngờ để lại vị đắng khi kết quả cuộc thi  bị nhiều nghệ nhân phản ứng gay gắt.

Chi hội kiểng cổ thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM đã gửi đơn đến ban tổ chức phản ánh rằng công tác chấm thi của ban giám khảo bộ môn bonsai có yếu tố không công bằng và bè phái.

Ngoài ra, chi hội này còn đề nghị ban tổ chức xem xét, phúc khảo tác phẩm dự thi của họ gồm cây khế gân, cây thanh mai, cây mai chiếu thủy và một tiểu cảnh, bằng góc độ chuyên môn và cái nhìn khách quan.

Cành, nhánh của cây linh sam giải vàng bị các nghệ nhân đánh giá là sai dáng thế.


Theo một số nghệ nhân, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng tại cuộc thi “có vấn đề” gồm tác phẩm cây sanh của Vũ Tiến Dũng (Đà Lạt) và cây linh sam của Nguyễn Ngọc Anh (Gia Lai).

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh Tâm chuyên dạy nghề bonsai, thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, tổ trưởng chấm thi bộ môn non bộ, tiểu cảnh tại hội thi, cho biết, bonsai phải có tiêu chuẩn rõ ràng: chiều cao không quá 1,2m; cành, nhánh phải tự nhiên, rễ phải ôm sát mặt đất.

Theo nhận xét của ông Tâm, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng này không xứng đáng bởi chúng không đúng nghĩa với tên gọi bonsai. Theo ông, cây sanh mất tự nhiên, rễ nổi lên cao, trong khi cây linh sam thì cành, nhánh hoàn toàn sai.

Đứng tên người khác để tiếp tục đi thi?

Ông Nguyễn Thanh Tâm còn tiết lộ chi tiết: “Tại hội hoa xuân Đà Lạt năm 2002, cây sanh này đã đoạt huy chương vàng kiểng cổ, nay cũng chính cây sanh này lại đoạt huy chương vàng bonsai”.

Untitled-1.jpg
Cây sanh giải nhất kiểng cổ năm 2002 (ảnh do nghệ nhân Thanh Tâm cung cấp) với cây sanh huy chương vàng bonsai năm 2010 là một, chỉ khác nhau cái chậu!


Sở dĩ ông Tâm nhớ rõ vì tại cuộc thi năm 2002, cây của ông “đấu” với cây sanh trên đến quá trưa, rốt cuộc cả hai đều được huy chương vàng kiểng cổ. Ông Tâm không đồng ý: “Ban giám khảo môn bonsai rất yếu chuyên môn, chỉ tranh giành cho mình... Vì sao cùng một tác phẩm, đã từng đoạt giải vàng kiểng cổ mà bây giờ lại đoạt giải vàng bonsai? Dáng thế của cây chẳng khác gì, chỉ có khác mỗi cái chậu”.

Nghệ nhân Trần Văn Đến (TP.HCM) cho biết thêm, cây sanh này đúng hơn là cây cảnh sân vườn, bởi không đúng dáng thế của bonsai, rễ không lan tỏa xung quanh thân; cây linh sam cũng không thuộc loại bonsai bởi tàn, chi đều trùng, đế và chậu không tương xứng. Một nghệ nhân ở Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng xin không nêu tên cũng phàn nàn rằng tác phẩm đã từng đoạt huy chương vàng rồi thì không nên thi nữa.

Các nghệ nhân ở Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM còn bức xúc cho biết cây sanh đoạt vàng bonsai này là của một thành viên ban giám khảo cuộc thi bonsai, nhưng đứng dưới tên người khác.
 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Cây bonsai khế gân bên trái được đánh giá cao hơn hai cây sanh và linh sam nói trên nhưng chỉ được huy chương bạc, trong khi cây bonsai khế gân bên phải này lại đồng hạng huy chương bạc.


Trao đổi với phóng viên VietNamNet, một thành viên hội đồng tư vấn xét duyệt danh hiệu nghệ nhân sinh vật cảnh TP.HCM cho biết: “Cuộc trưng bày, triển lãm này có nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại và giá trị cao. Phải nói rằng, ban giám khảo cuộc thi bonsai yếu kém về chuyên môn, kiến thức nông cạn, tự trao giải cho các thành viên giám khảo, không chỉ làm mất lòng tin của nghệ nhân các đơn vị tỉnh thành tham dự mà còn làm mất giá trị nghệ thuật của cuộc thi”.

Đại diện ban tổ chức cho biết, đã giải quyết xong kiến nghị của Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM và giữ nguyên kết quả. Trong văn bản trả lời, ban tổ chức khẳng định kết quả vẫn không thay đổi bởi hội đồng phúc khảo đã tổ chức phúc khảo và thống nhất với kết quả chấm thi của ban giám khảo. Ban tổ chức nói không có chuyện bè phái, vì ban giám khảo của cuộc thi gồm các thành viên đến từ các tỉnh thành khác nhau.

Ban tổ chức cũng cho rằng, tác phẩm dự thi ghi tên nghệ nhân nào thì ban tổ chức biết nghệ nhân đó, chứ không thể biết tác phẩm này chính xác là của ai. Họ có nhờ ai đứng tên, hay tác phẩm từng dự thi ở đâu, ban tổ chức cũng không thể biết.

                                                                                      Theo Vnn

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục