Tôi có tham gia một công trình nghiên cứu về văn học Gia Lai thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong quá trình ấy, tôi phát hiện được một điều rằng: Rất nhiều người làm thơ thời kỳ này là chính các chiến sĩ cầm súng, là các cán bộ, thậm chí là cán bộ lãnh đạo, một số là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như ông Nay Phin, nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai, các ông Siu Ken, Rơ Chăm Bla, Mô lô Y Klavi tức Mô Lô Y Choi...

Nhưng có một hiện tượng là có nhiều cái tên của những tác giả thơ xuất hiện trong chiến tranh, sau giải phóng đã không còn thấy nữa. Một số bài thơ thì bên cạnh một cái tên là người dân tộc như Siu Ken, Hơ Phít, Kha Vầy, Ksor Bleu,... thường kèm thêm tên người sưu tầm và dịch là Ngọc Anh, Trúc Cương và Nhật Lai... Chúng tôi đồ chừng, và thiên về ý kiến này, đây chính là các bài thơ của Ngọc Anh, Trúc Cương và Nhật Lai. Chuyện này đã xảy ra với một loạt các tác phẩm trong chiến tranh đều ghi Ngọc Anh sưu tầm và phỏng dịch, nhưng sau này các đồng đội của ông, những nhà văn và nhà nghiên cứu thế hệ sau, và lịch sử văn học cũng đã khẳng định, rằng đấy chính là thơ của Ngọc Anh mà bài Bóng cây Kơ nia là một thí dụ tiêu biểu. Bài thơ này được Phan Huỳnh Ðiểu phổ nhạc, trở thành một biểu tượng của lòng dân Tây Nguyên đối với Tổ quốc, với Ðảng, với Bác Hồ, với miền bắc Xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh miền nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đang trong chiến tranh vô cùng khó khăn, gian khổ. Nó là tiếng nói lạc quan tuyệt vời của những con người yêu nước, yêu dân tộc, và hết lòng với lý tưởng, đặt trọn niềm tin vào lý tưởng. Rồi việc trả lại tên một loạt bài thơ cho nhà thơ Ngọc Anh đã được thực hiện sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày nhà thơ qua đời. Và một nhóm làm phim đang lần lại dấu xưa để làm một bộ phim về Ngọc Anh với bài thơ Bóng cây Kơ nia. Phim do VTV thực hiện, kịch bản và đạo diễn - Lê Thiện Ðoan, cùng hai cố vấn là PGS, TS Trịnh Dánh - một nhà địa chất học nổi tiếng, và nhà báo Ðỗ Doãn Hoàng.


Ðược mời phát biểu trong phim, tôi cho rằng mình chỉ là một hậu sinh, nghe hát Bóng cây Kơ nia từ bé, nhưng gần đây mới nghe các nhà văn Nguyên Ngọc, Thanh Quế và một số văn nghệ sĩ cùng thời chính thức khẳng định Ngọc Anh chính là tác giả chứ không phải "Ngọc Anh sưu tầm và dịch" như lâu nay vẫn phổ biến. Tôi là người chấp bút cho ông Ksor Krơn kể về những ngày cuối cùng của Ngọc Anh ở chiến khu Kon Tum để in trong một cuốn sách mỏng do nhà văn Thanh Quế chủ biên về Ngọc Anh in cách đây hơn chục năm. Tôi cho rằng khi vào chiến trường những người như Ngọc Anh trước hết xác định mình là chiến sĩ, là công dân nên họ coi việc làm thơ để tuyên truyền cũng giống như việc anh chiến sĩ cầm súng đánh địch hay một việc gì đó phục vụ kháng chiến, nên ông không ghi mình là người sáng tác. Ðấy là thời kỳ "cái tôi" hòa trong "cái ta" rộng lớn, bi tráng của dân tộc. Chưa ai nghĩ đến bản quyền, đến quyền lợi cá nhân, đến sự nổi tiếng,...


Việc dùng cây Kơ nia làm hình tượng văn học cho bài thơ cũng là một phát hiện rất đắt của Ngọc Anh. Ðến bây giờ, không nhiều người trong chúng ta đã tường tận về cây Kơ nia đâu. Ðấy là một loại cây rất hiên ngang, chỉ đứng một mình, tán hình trứng, rễ cọc rất dài, và hạt ăn được. Trong chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ của ta từng dùng hạt Kơ nia thay lương thực. Bà con ở Tây Nguyên để hạt Kơ nia trong gùi và đi, bao giờ mệt ngồi nghỉ và lấy hạt Kơ nia đập ăn, một vài hạt văng ra, và mọc thành cây, vì thế khi đi bộ trên một số con đường Tây Nguyên, khi nào mệt và mỏi, ta lại gặp một cây Kơ nia hiện ra, rợp bóng mát như một đặc ân của trời thả xuống ban cho con người.


Ðoàn làm phim rất kỳ công khi thực hiện bộ phim này. Làm từ Hà Nội, gặp và phỏng vấn những người có liên quan như nhà văn Nguyên Ngọc, vợ con nhà thơ Ngọc Anh, vào Ðà Nẵng tìm nhà thơ Thanh Quế, xuống Ðiện Bàn thăm mộ Ngọc Anh. Rồi lên Tây Nguyên, để phỏng vấn ông Ksor Krơn, tìm những người đã từng sống với Ngọc Anh thời ấy, lên tận huyện Tu Mơ Rông tìm về nơi Ngọc Anh hy sinh. Chính xác cẩn thận từng chi tiết, từng giọt nắng, từng động tác máy, từng bước di chuyển,... di chuyển trên gần cả chục tỉnh, thành phố với chiều dài cách xa nhau hàng nghìn cây số có lúc chỉ để quay một "đúp" vài phút. Ngoài sự cẩn thận cố hữu của những người làm phim có trách nhiệm, còn là tấm lòng của hậu thế với nhà thơ Ngọc Anh, người bao nhiêu năm khuất lấp giữa những bộn bề cuộc sống và đôi khi cả những sự lãng quên của chính những người còn sống chúng ta...


                                                                             Theo ND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục