Hàng trăm chiếc hồ trên đất Thủ đô đã góp phần làm nên nét độc đáo của Thăng Long - Hà Nội. Người ta đã tự hào nói đến lai lịch văn hóa của hệ thống hồ nước của Hà Nội, đã bức xúc nói về những bãi rác dưới lòng hồ và đã trăn trở tìm cách nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm sao cho giữ nguyên được các chỉ số hóa lý và môi trường sinh thái để nước hồ giữ được màu xanh muôn thuở và các “cụ” rùa tiếp tục sống bình yên với huyền thoại trả kiếm ngàn xưa. Nhưng chưa mấy người nghĩ đến một “cuộc chiến” có thể xảy ra dưới đáy hồ Hà Nội.

 Hồ Tây.

Mấy tuần nay, khi đi qua Công viên Thống Nhất thấy xe ủi ngổn ngang, hồ Bảy Mẫu trơ đáy, nhiều người nhớ lại cuộc trình diễn đèn chiếu ngoạn mục của ông Kansa người Nhật với những dàn trống lớn và những điệu múa hú hét đầy ma quái. Khi đó, có người đa nghi đã đặt câu hỏi: "Phải chăng những người hú hét trên mặt hồ Bảy Mẫu đang thực hiện một nghi lễ cầu hồn cho những lính Nhật chết trận ở nơi đây năm xưa?". Cái giả định nửa đùa nửa thật đó cũng đã làm cho không ít người suy nghĩ. Nếu quả thật đó là lễ cầu hồn thì một dân tộc giàu lòng nhân ái, thường xuyên cúng lễ các vong hồn như dân tộc chúng ta cũng muốn góp thêm vào một nén hương. Nhưng những người suy diễn hồ nghi đã dấy lên trong tâm tưởng nhiều người nỗi hoang mang không biết chính xác những chuyện gì đang xảy ra đằng sau những bình phong văn hóa và thương mại. Liệu chúng ta có cả tin và dại dột quá không? Hay chúng ta đa nghi quá và quá nhạy cảm?

Trong tâm thức của nhiều người, đáy hồ Hà Nội không chỉ là nơi cư trú của linh vật như các “cụ” rùa, không chỉ là “hố rác” của nhiều thế hệ mà còn là nơi cất giữ bao điều huyền bí gắn liền với những huyệt mạch, những bí ẩn. Hồ Tây với huyền tích Trâu Vàng gắn liền với cuộc chiến chống lại âm mưu chiếm đoạt vật thiêng và đất thiêng của phong kiến phương Bắc từ ngàn năm trước đây, khi trở thành trung tâm mới của Hà Nội đã được nhiều người quan tâm  hơn trước. Nhớ lại việc hơn hai chục diễn viên nước ngoài đã bị lật thuyền chết đuối khi đi thuyền du ngoạn trên Hồ Tây vào thập kỷ 60 thế kỷ trước, nhiều người thương cảm cho số phận của họ, nhưng cũng có những người băn khoăn hỏi nhau: "Hay những người nước ngoài này có ý định gì không tốt nên bị tai ương? Và nếu vậy thì việc trung tâm Hà Nội chuyển về Hồ Tây có phải là dấu hiệu Thủ đô vững vàng hơn?".

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, những ám ảnh ấy không những không giảm đi mà nhiều khi có vẻ còn nhạy cảm hơn xưa. Những xúc động và suy tưởng không còn bị nhìn nhận một cách giản đơn là mê tín  như  ngày nào, mà đã có lúc được ghi nhận như những mối quan tâm máu thịt sâu sắc tới những điều thiêng liêng gắn liền với  vận mệnh chung. Chẳng thế mà khi nghe tin có một dự án xây đường ngầm xuyên qua đáy Hồ Tây, nhiều người đã hồ nghi: "Liệu đây có phải là một kế hoạch nhằm phá tung huyệt mạch của đất này không? Phải tìm hiểu xem tiền họ lấy từ đâu?" Khi biết dự án này không tiếp tục triển khai, nhiều người thở phào như cất được một nỗi lo về tương lai. Nhưng khi thấy có một con đường lớn đang làm sắp “đâm” ra Hồ Tây, người ta lại lo: "Liệu có phải đây là cái chân đầu tiên của con sói đang nhẹ nhàng thò vào hang thỏ như trong truyện ngụ ngôn kia không? Có phải người ta vẫn đang ngấm ngầm chuẩn bị triển khai dự án đường ngầm xuyên Hồ Tây không?" Những nỗi lo kiểu ấy có thể là hoang tưởng, nhưng có thật. Nó cho thấy tâm thế lo xa, nhìn xa của người dân.

Có thể nói, hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội những biểu tượng về tự do, hòa bình và nhân đạo. Người Pháp mới đặt tượng thần Tự do trên Tháp Rùa từ đầu thế kỷ 20, nhưng từ thế kỷ 15, cha ông ta đã cắm xuống đáy hồ một lưỡi gươm biểu tượng cho tình yêu hòa bình sâu sắc. Những người nạo vét Hồ Gươm đã cố gắng giữ được môi trường sinh thái cho các “cụ” rùa tiếp tục sống như "giáo cụ trực quan" của huyền thoại trả gươm. Đó là thái độ của những người có văn hóa và sâu sắc. Nhưng có lẽ việc giữ được môi trường văn hóa cho lưỡi gươm huyền thoại tiếp tục sống dưới đáy hồ là việc quan trọng nhất.

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục