Poster Festival Huế 2010.

Poster Festival Huế 2010.

Lần đầu tiên, Festival Huế có sự góp mặt đông đảo của các đoàn nghệ thuật đến từ khắp các quốc gia ở cả 5 châu lục. Thành phố festival của Việt Nam năm nay hứa hẹn sẽ trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu đầy ấn tượng của các thành phố cố đô, các thành phố có di sản được UNESCO công nhận - tiêu biểu cho các nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nhất thế giới.

Cũng giống như Pháp với Festival Avignon, Australia với Festival Adelaide, Anh với Edingburgh, đến hẹn lại lên, Huế - thành phố festival của Việt Nam - đang chuẩn bị cho festival văn hóa du lịch định kỳ 2 năm/1 lần. Năm nay, Festival sẽ diễn ra từ ngày 5 - 13/6 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển". Là một trong những hoạt động quốc gia hướng đến kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Festival Huế 2010 được lên kế hoạch sẽ là một lễ hội lớn, đầy ấn tượng và hấp dẫn với hàng trăm chương trình văn hóa, du lịch đặc sắc nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam và của cố đô Huế; Đây cũng sẽ là nơi gặp gỡ, giao lưu của các thành phố cố đô, các thành phố có di sản văn hóa thế giới, một diễn đàn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và khu vực.

Theo định hướng đó, ngay sau Festival 2008, Ban tổ chức đã chủ động phối hợp với Sở Ngoại vụ, liên hệ với Đại sứ quán các nước để nắm danh sách các đoàn nghệ thuật, các quốc gia có tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong năm. Từ đó lựa chọn một số quốc gia tiêu biểu mời tham dự Festival Huế 2010 trên tinh thần ưu tiên các đối tác đã tham gia và có nhu cầu đăng ký tiếp, ưu tiên các nước láng giềng và ưu tiên các thành phố có di sản được UNESCO công nhận.

Có thể nói, sau 5 lần tổ chức, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu đặc sắc của mình. Vì vậy, mặc dù còn tới gần 6 tháng nữa lễ khai mạc mới diễn ra nhưng cho tới nay, Ban tổ chức đã nhận được sự khẳng định chắc chắn tham gia của hơn 40 nhóm nghệ thuật, đoàn nghệ sĩ đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục, bao gồm 10 nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Italia, Ukraina); 09 nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Israel); 04 nước châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cuba, Mêhicô, Achentina); 02 nước châu Phi (Senegal, Cộng hòa Trung Phi); châu Úc có 1 quốc gia duy nhất là Australia. Pháp vẫn tiếp tục là đối tác chính như đã đồng hành trong suốt 5 kỳ festival trước.

Du khách đến với Festival Huế 2010 sẽ được thưởng thức những chương trình, tiết mục đặc sắc mang đậm sắc thái văn hóa của các cố đô, các vùng đất di sản của thế giới thông qua các thể loại nghệ thuật như: ca múa nhạc, xiếc, sân khấu, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật sắp đặt, rối, điện ảnh,... Trong đó đặc biệt phải kể đến chương trình biểu diễn kịch mặt nạ Gwanno (Hàn Quốc); sự trở lại của đoàn cà kheo De Steltenlopers van Merchtem (Bỉ) từng được đón nhận nồng nhiệt tại Festival Huế 2008; Biểu diễn bong bóng xà phòng độc đáo của nghệ sĩ người Tây Ban Nha Pep Bou; Sự xuất hiện của ca sĩ - nhạc sĩ đồng quê Thomas Bailey lừng danh và cộng sự sẽ đem đến cho khán giả một chương trình biểu diễn sôi động và đầy đam mê mang đậm âm hưởng miền Nam nước Mỹ...

Tất nhiên, hương vị chính không thể thiếu của festival vẫn sẽ là các lễ hội cung đình độc đáo của cố đô Huế được tái hiện lại trên cơ sở hoàn chỉnh về nội dung, đổi mới về hình thức và nâng cao chất lượng nghệ thuật như: Lễ Tế giao, Đêm Hoàng cung, Khám phá Huyền thoại sông Hương... Một điểm mới của festival năm nay là chương trình sân khấu hóa "Hành trình mở cõi về phương Nam" và tái hiện nghệ thuật "Cuộc thao diễn thủy binh dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan" nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và sự kiện chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định chọn Kim Long để xây dựng Thủ phủ xứ Đàng Trong bên bờ sông Hương.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế Ngô Hòa, thành phố Huế hiện nay đã hoàn thiện về cả cơ sở hạ tầng và quy hoạch cũng như kinh nghiệm để tổ chức festival, đã sẵn sàng về mọi mặt để đón chào hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước. BTC cũng đã quyết định mở rộng không gian trình diễn của festival ra các vùng lân cận, các khu thị trấn, thị tứ, các khu đô thị mới của Huế và khai thác thêm không gian của các công trình văn hoá, thể thao mới được hình thành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho đông đảo người dân và du khách được tiếp cận với nhiều chương trình hơn, được hòa mình vào không khí lễ hội. Các chương trình nghệ thuật biểu diễn cũng sẽ có điểm nhấn, tránh tình trạng co cụm, chồng chéo, nhiễm tạp âm thanh như các kỳ festival trước. 

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục