Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Trước đây người Mường ở thôn Nước Ruộng và một số thôn khác của xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi có phong tục cưới xin nhiều nghi lễ rườm rà lại rất tốn kém. Việc hôn nhân của con cái được quan niệm là “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Bố mẹ ưng ý thì con cái phải thuận theo. Ngày nay, việc cưới hỏi của người Mường ở thôn Nước Ruộng đã giảm bớt các thủ tục và thực hiện theo nếp sống mới, đơn giản và tiết kiệm mà lại vui tươi.

 

Trai gái được tự do  tìm hiểu, rồi xin ý kiến cha mẹ để chuẩn bị đáp cưới, xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Lễ cưới của đồng bào thường được diễn ra vào cuối năm và đầu năm. Lúc này nhà trai và nhà gái đều tìm một ông mối để đôi bên nói chuyện đối đáp với nhau.  Ông Mối phải là người có uy tín và có tài ứng khẩu. Sau khi ông mối của nhà trai đến nhà gái thưa chuyện và được bên gia đình nhà gái chấp thuận thì sẽ quay về báo tin cho gia đình.

 

Trong lễ ăn hỏi nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ như : 1 buồng trầu cau, 10 bánh to, 10 bánh nhỏ, 20 kg gạo nếp, 20 kg lợn và 20 lít rượu đem đến nhà gái. Bên nhà trai dự bữa cơm thân mật, nhận dâu da và tiếp tục cho đôi trai gái tìm hiểu nhau thêm để đến ngày lành, tháng tốt hẹn ngày cưới. Nhà trai chuẩn bị đồ lễ cho nhà gái gồm: 1 đôi gà tơ 1 trống 1 mái, 1 kg gạo nếp, 2 chai rượu.

 

Theo phong tục của đồng bào ở đây, khi ông mối đưa được chàng rể vào trong nhà là mọi thử thách của nhà gái đặt ra đối với chàng rể đã hết. Ông mối hết trách nhiệm và giao quyền cho ông bố rể “mượn”, tức là nhà trai nhờ một người đàn ông khoảng 55 tuổi trở lên làm bố để nói chuyện với nhà gái. Lúc này, ông bố rể “mượn” đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp chính với nhà gái và dắt chàng rể đến bàn thờ tổ tiên để ra mắt tổ tiên, sau đó dắt chú rể đi giới thiệu với từng người bên họ nhà gái. Tùy theo họ gần hay họ xa mà chú rể phải lạy như thế nào. Việc đi lạy từng người có ý nghĩa là chú rể đi cảm ơn sự nuôi nấng nàng dâu trưởng thành, thông minh, khỏe mạnh, chăm chỉ làm ăn, hiếu thảo với cha mẹ. Khi chú rể đi cúi lạy mọi người xong, các mâm cỗ cũng được bày ra, mọi người ngồi vào mâm ổn định, ông bố rể mượn lại dắt con rể đi chào từng mâm một, sau đó mới được ngồi vào ăn. Và có lẽ ấn tượng nhất là khi trao dâu, đại diện nhà trai và nhà gái phải hát đối đáp với nhau, để chúc mừng hạnh phúc của cô dâu chú rể và cảm ơn anh em nội, ngoại.

 

Ngoài hát đối đáp, đồng bào Mường ở thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng vẫn còn giữ được phong tục từ xa xưa để lại là khi nhà trai đi đón dâu, bao giờ cũng có một đội nhạc công đi cùng. Trong suốt quá trình đi từ nhà gái về đoàn nhạc công có nhiệm vụ tấu nên những bản nhạc để chúc mừng cô dâu chú rể

 

Khi đoàn đón dâu về đến nhà trai, dừng ở cách chân cầu thang khoảng 3 mét, tại đó đã đặt sẵn một nồi đồng đựng nước sạch, kê nhiều hòn đá hoặc đặt thanh ván sạch nối đến chân cầu thang, sau khi rửa sạch chân, mọi người mới được bước lên nhà sàn. Lúc này, bà mối bên nhà gái dẫn dâu đến lạy trước bàn thờ tổ tiên, lạy họ hàng nhà trai và tất cả khách được mời lên nhà và ngồi theo thứ tự. Khi làm hết mọi thủ tục, mọi người cùng ngồi vào ăn cơm, uống rượu. Đêm đó, tại nhà trai sẽ diễn ra tiệc hát đối, hát ví, họ dành cho nhau những lời chúc tụng rất vui vẻ.

 

                                                                                 Minh Tuấn

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục