Ngoài những trường hợp dùng hình thức hát nhép là một phương cách hành nghề, có những trường hợp hát nhép mà nguyên nhân dẫn đến không từ phía nghệ sĩ

 

Hơn một tháng kể từ khi quy định cấm hát nhép được ban hành (1-1), tình trạng ca sĩ hát nhép đã được cải thiện. Ông Võ Trọng Nam, Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, khẳng định: “Quy định cấm hát nhép được thực hiện khá nghiêm ngặt nên đã có những phản hồi rất tích cực từ những người trong giới”. Thế nhưng những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy quy định này vẫn chưa được thực thi triệt để.


70% ca sĩ tuân thủ


Một trong những nguyên nhân khiến quy định cấm hát nhép dù mới được ban hành nhưng nhận được những tín hiệu tích cực là sự hưởng ứng rất nhiệt tình của giới nghệ sĩ biểu diễn.

Hầu hết các ca sĩ đều bày tỏ sự hài lòng khi quy định cấm hát nhép được ban hành, bởi với họ “đó là một cuộc chơi công bằng giữa các đồng nghiệp, đồng thời cũng là cuộc chơi sòng phẳng với khán giả, những người bỏ tiền mua vé để được thưởng thức chương trình biểu diễn đúng nghĩa”.

Giới bầu sô cũng thừa nhận: “Ít nhất 60% - 70% ca sĩ hiện nay đã tuân thủ quy định cấm hát nhép”.


Hiện có 3 trường hợp biểu diễn bằng hình thức hát nhép đang tồn tại. Một là những giọng ca có khả năng thanh nhạc chỉ ở mức trung bình nhưng có sắc vóc bắt mắt mỗi khi lên sân khấu, thường sử dụng các bản ghi âm giọng hát đã được chỉnh sửa trong phòng thu để biểu diễn, đánh lừa khán giả.

Hai là các ca sĩ khi biểu diễn phải trình diễn vũ đạo quá nhiều nên hơi thở không còn ổn định để hát tiếp những bài sau, đành phải hát nhép.

Ba là các nghệ sĩ đã có phong độ ổn định, giọng hát đã được khẳng định, đi vào lòng người nghe nhưng vì sức khỏe không ổn định, đành phải hát nhép để khỏi mang tiếng hủy bỏ tiết mục biểu diễn trong chương trình đã được thông tin quảng cáo.

Trong 3 trường hợp đó, đáng lên án nhất là trường hợp thứ nhất, được xem là cố tình lừa đảo khán thính giả.


Đàm Vĩnh Hưng, một trong những ca sĩ không chấp nhận hát nhép. Ảnh: N.Hữu


Ngoài ra, có trường hợp hát nhép mà nguyên nhân dẫn đến không từ phía nghệ sĩ. Đó là các chương trình có ghi hình của một số đài truyền hình, bộ phận sản xuất thường yêu cầu ca sĩ hát nhép để phần tiếng lên sóng đạt hiệu quả tốt nhất.

Hoặc trong một số chương trình  biểu diễn nhà tổ chức đầu tư phần âm thanh quá kém, không đạt chuẩn chất lượng tối thiểu khiến ca sĩ không có điều kiện phô diễn giọng ca của mình. Trong trường hợp này, để khỏi bị mang tiếng hát nhép, một số ca sĩ chọn cách hát chồng (lời hát thật chồng lên lời hát ghi âm).


Đơn vị tổ chức cũng có lỗi


Dễ kiếm tiền, dễ nổi tiếng, nghề ca sĩ có một sức hút rất mãnh liệt. Bởi vậy, ai cũng có thể trở thành ca sĩ. Chỉ với một sản phẩm âm nhạc ghi âm trong tay, dù chất lượng giọng ca dưới mức trung bình, nhiều người dễ dàng được gọi là ca sĩ, miễn có ngoại hình đẹp.

Công thức ca sĩ thời hiện đại: ngoại hình đẹp + giọng hát trung bình = ca sĩ nổi tiếng. Đó chính là lý do vì sao nhiều giọng ca được đánh giá cao về chuyên môn nhưng thiếu độ sáng về ngoại hình cũng không có cơ hội trở thành ca sĩ ăn khách.


“Tình trạng hát nhép đã tồn tại từ nhiều năm nay và ngày càng biến tướng tinh vi. Thế nhưng, khi giới nghệ sĩ đồng lòng lên án, thậm chí kêu gọi tẩy chay những giọng ca cố tình hát nhép thì tình hình chắc chắn được cải thiện” - ông Võ Trọng Nam nói.

Từ thực tế đó, khi quy định về cấm hát nhép ra đời cũng đồng nghĩa những giọng ca thiếu năng lực sẽ dần bị loại khỏi cuộc chơi chung. Dù vậy, một trong những điều khiến giới ca sĩ băn khoăn là hát nhép không phải tự dưng mà có, ngoại trừ những trường hợp cố tình.

Tại sao các ca sĩ Việt kiều khi mới về nước biểu diễn không ai hát nhép nhưng rồi sau một thời gian, họ không tránh khỏi tình trạng này?

Câu trả lời là chất lượng âm thanh trong nhiều chương trình biểu diễn ở trong nước thường quá tệ. Để bảo đảm chất lượng giọng hát của mình trước công chúng, không ít ca sĩ quyết định hát nhép trong những chương trình có chất lượng âm thanh không ổn.

Khi có một, hai ca sĩ xé rào hát nhép, hầu hết những ca sĩ hát sau, trong cùng chương trình, cũng hát nhép, dù không muốn.

Như vậy, vấn đề đặt ra là xóa hát nhép không chỉ từ ca sĩ mà phải ngay từ những nhà tổ chức chương trình. Trong đó có quy định chuẩn chất lượng âm thanh cho một sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp là phải đạt đến mức độ nào thì mới được phép tổ chức biểu diễn.

Nhóm 5 Dòng Kẻ thổ lộ: “Thực tế hiện nay, có những chương trình tổ chức biểu diễn đầu tư quá kém, chất lượng âm thanh không thể chấp nhận được. Vì vậy, khó trách việc nhiều ca sĩ buộc phải hát nhép để bảo đảm chất lượng cho tiết mục biểu diễn của mình”.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục