Đi chợ hoa xuân

Đi chợ hoa xuân

(HBĐT) - Xuân về trăm hoa đua nhau khoe sắc. Khắp mọi nẻo đường từ TP Hoà Bình đến các huyện bừng nở sắc hoa xuân. Hoa xuân gõ cửa làm tăng thêm vẻ đẹp, sự đầm ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình và từ lâu chơi hoa đã trở thành một thú chơi tao nhã.

 

Hoa mùa nào cũng có nhưng đẹp nhất có lẽ là hoa mùa xuân. Thời khắc giao hoà của trời đất, cây cỏ, lòng người, vạn vật như bừng tỉnh dưới ánh nắng mai vàng sau những ngày đông giá rét. Nâng niu cành cúc chi còn ngậm sương đêm, chị Du - người gắn bó lâu lăm với nghề trồng hoa tâm sự: Cũng ngót gần hai chục năm nay, khu vườn của nhiều gia đình ở tổ 19, phường Chăm Mát (TPHB) ngập tràn sắc hoa. Hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc vàng tươi, hoa violét tím thuỷ chung… Loài hoa nào cũng tỏ mở khoe sắc, làm những chú bướm phải ngỡ ngàng, rập rờn không muốn rời xa. Trồng hoa không chỉ đơn thuần là chăm hoa, kỹ thuật làm cho hoa nở đúng vào dịp Tết mà còn thể hiện tâm hồn con người. Đúng là trồng hoa kinh tế hơn trồng rau, nhưng cái quan trọng nhất là ngày nào cũng được ngắm hoa, thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng và đem cái thanh cao đến với muôn nhà. Còn đối với ông Nguyễn Ngọc Sử, chủ vườn cảnh Lương Sơn thì trồng hoa, cây cảnh làm đẹp cho đời không chỉ đem lại thu nhập khá, khoảng trên 50 triệu đồng/năm mà đã trở thành lẽ sống. Để phục vụ xuân Canh Dần, ngoài vườn cây thế bonsai, ông còn chăm chút hơn 200 cây quất và hàng trăm giỏ phong lan. Theo ông, loại lan rừng Đai Châu là loài hoa đế vương, được cả hương lẫn sắc. Loài “vòng đai châu ngọc” này có màu trắng điểm tím, hoa dài giống đuôi con sóc, lá to màu xanh thắm và chỉ nở vào dịp Tết. Những người trồng hoa tô điểm cho cuộc sống ngày càng xuất hiện nhiều ở Hoà Bình. Thị trường không còn phải nhập hoàn toàn ở các tỉnh miền xuôi mà bước đầu đã có những làng hoa như Mông Hoá (Kỳ Sơn), Trung Minh, Chăm Mát (TPHB). Trung tâm Ứng dụng KHCN (Sở KH&CN) cũng thử nghiệm trồng thành công nhiều loại hoa cao cấp như hoa ly, lan. Những ngày áp Tết, hoa từ khắp mọi ngả tề tựu về các chợ, làm rực sáng cả những góc phố xuân Hoà Bình.

 

Người là hoa của đất. Đất nở hoa cũng là nở ra những đóa tâm hồn cho con người sống thêm tốt đẹp. “Mâm cỗ ngày Tết có thể bớt đi giò, nem nhưng nhất định phải có vài loài hoa ưu thích cắm lọ” – cô bạn thời học phổ thông của tôi bộc bạch. Có hoà mình vào chợ hoa mới thấy cách thưởng hoa của nhân dân Hoà Bình ngày một tinh thế, khéo léo hơn. Ấy vậy là kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao. Mỗi người, mỗi sở thích, cô em tôi năm nay mới cập kề đôi mươi thích căm hoa hồng. Cô ấy bảo, đó là “hoa tình yêu”. Mỗi đoá hồng là một cung bậc tình cảm. Màu đỏ là tình yêu say đắm, màu hồng là nặng lời thề ước, màu trắng là sự trong trắng tâm hồn. Một lọ hồng duyên dáng trong phòng cô ấy biết bao điều muốn nói. Nhiều đấng mày râu lại thích hoa phăng, hoa mai, hoa thược dược thể thiện sự thành đạt, mạnh mẽ. Có người lại thích hoa cúc. Đây là loài hoa đẹp, “vẻ đẹp trong muôn vẻ đẹp” với nhiều loại hoa đơn, hoa kép, cánh cúc nhiều mà không rối, không xô đẩy nhau. Cúc cũng có nhiều màu sắc, chủng loại để lựa chọn, nào cúc đại đoá, cúc mâm xôi, cúc châu sa, cúc móng rồng... Chơi cúc có nhiều cách, có thể cắm lọ, trồng chậu đặt đôn sứ trong phòng, cạnh lồng chim, bể cá hay cho nở giữa sương xuân ngoài mái hiên. Riêng mẹ tôi lại chọn hoa lay ơn trắng. Vài chục bông hoa kiêu sa này cắm trong lọ thuỷ tinh trong suốt đặt trên bàn trải khăn trắng muốt như muốn độc chiếm hương sắc của tiết xuân. Trong phòng khách ngày Tết có thêm lọ hoa ly, giỏ hoa lan thì cũng thật tuyệt vời.

 

Thành phố Hoà Bình từ ngày ông Công, ông Táo về trời đã ngập tràn sắc hoa, nhưng chủ đạo nhất vẫn là những dãy phố hoa đào, cây quất – hai loại hoa mùa xuân không thể thiếu trong mỗi mái ấm gia đình. Bên cạnh sắc  thắm của đào Nhật Tân, đào bích còn có màu phớt hồng của đào phai từ khắp những xã vùng cao của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc. Có gia đình còn rinh cả cây đào núi đánh cả gốc đặt trong nhà như chở cả hương sắc miền sơn cước về. Anh Thái, quê ở mãi Hưng Yên, năm nào cũng chở một xe tải cây quất lên Hoà Bình bán nhận xét: Người thành phố Hoà Bình chọn quất khá kỹ lưỡng, thường là cây phải có thế ngũ phúc, tức phú, quý, thọ, khang, ninh. Cây có đủ cả quả xanh, quả vàng, hoa, lộc, tượng trưng cho các thế hệ trong gia đình cùng sum vầy hạnh phúc. Ông Văn, người hàng xóm tôi bảo, đó là cây biểu tượng của phúc mùa xuân. Con người gửi gắm vào hoa cỏ mùa xuân những triết lý cuộc sống một cách thật ý nhị. Trong dòng người tấp nập đi lựa hoa Tết, người mua, người ngắm hoa xôn xao nói cười làm ấm lên không khí mùa xuân.

 

Nàng hoa xuân đang nhẹ bước tìm đến mọi nhà. Hãy cùng nhau xuống phố, hòa mình vào muôn sắc hoa xuân để cảm nhận không khí vui tươi lan tỏa khắp đất trời. Và rồi nâng niu chọn cho mình loài hoa yêu thích cùng lời ước nguyện xuân mới an khang.

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục