Ấm áp không khí ngày tết ở quê

Ấm áp không khí ngày tết ở quê

(HBĐT) - Khi tiết trời dịu ngọt của mùa xuân ùa đến, những nụ hoa đào phai hé nở, chúm chím mầu hồng làm ấm một khoảng sân. Khi cả gia đình quây quần đông đủ, ấm áp bên vò rượu cần thơm nức mùi mật ong cộng với mùi của bếp lửa, của thịt nướng, của xôi, của bánh…Ông nội tôi ngồi ở gian chính, trịnh trọng nâng chiêng rồi rấy lên những âm thanh “Boong…khùm….” vang động bản làng, báo hiệu thời khắc chuyển sang năm mới đã tới … Đó cũng chính là lúc người Mường quê tôi cùng hướng về cõi tâm linh đón chào năm mới.

Người Mường quê tôi ăn Tết, vui tươi, ấm áp và mộc mạc trong bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo của quê hương. Nhìn bàn thờ được Nội tôi bày bượm tinh tươm với các sản phẩm sẵn của nhà trồng được, biết quê tôi năm nay được mùa. Cũng như nhiều nhà khác ở Mường Be (xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn) năm nay, hầu như nhà nào cũng chuẩn bị Tết chu đáo và đẩy đủ. Lợn, gà, vịt béo có sẵn trong chuồng; gạo nếp, rượu cần, măng chua, hạt Dổi đều là sản phẩm của nhà trồng được.

      

Từ sáng ngày 29 Tết, nhà nội tôi đã thịt lợn. Trên nhà, dưới sân rộn ràng tiếng cười nói. Vui nhất là lũ trẻ, chúng cũng tất bật chạy đi, chạy lại giúp ngưòi lớn lấy lạt, rổ và quạt sôi. Những câu chuyện chộn rộn về năm cũ, năm mới, những nụ cười luôn thường trực trên môi mỗi người làm cho tôi, người con xa quê về ăn Tết thấy trong lòng rộn rã và lắng đọng bao cảm xúc…

      

Bữa cơm đầu tiên trong dịp ăn Tết chính là bữa thịt lợn. Ở nhà ông nội tôi, bữa ăn này cả gia đình anh em, dâu, rể đều có mặt để con cháu, anh em cùng chứng kiến, chia  vui với “ nhà gốc”( ngôi nhà có người cao tuổi, đứng đầu trong họ). Sau khi đã vui vẻ và ăn thật ngon bữa cơm thịt lợn, mọi người lại tiếp tục với những công việc chuẩn bị cho Lễ đón năm mới của nhà gốc. Những phần thịt lợn được sẻ khéo léo và treo lên rướng; những người phụ nữ thì bận rộn với việc chẻ lạt, rửa lá, ngâm gạo để tối gói bánh.

 

Thường thì vào chiều 30 các nhà mới gói bánh trưng để đêm 30 cả nhà ngồi đun củi chờ đến giờ đón giao thừa thì. Nhà nội tôi thì làm bánh sớm hơn 1 ngày để chia phần, chia lộc cho con cháu có bánh thắp hương cúng tổ tiên.

      

Thật ấm áp và ý nghĩa trong đêm 30 cả gia đình đoàn tụ, vui vầy bên bếp lửa hồng chờ đón giao thừa. Nội tôi hát dân ca Mường rất hay. Những bài hát dân ca về  nguồn gốc ra đời của đất, nước, của Mường, của tình yêu, cuộc sống…Khoảnh khác của đêm 30 đó đã để lại trong tôi những xúc cảm đặc biệt là sự ấm áp của gia đình, của dòng họ, của bản Mường, là sự tự hào về quê hương dân tộc.

   

 …Và thời khắc chuyển sang năm mới đã tới, Ông nội tôi ngồi ở gian chính, trịnh trọng nâng chiêng rồi rấy lên những âm thanh “Boong…khùm….” vang động bản làng, đó cũng chính là lúc người Mường quê tôi cùng hướng về cõi tâm linh đón chào năm mới và vui ngày tết. Sau lễ cúng thần làng, tiên tổ, cả gia đình ăn bữa “cơm lộc”, rồi tiếng cồng chiêng trầm bổng trong làng, hội xuân đã bắt đầu!

      

 Lúc còn nhỏ về quê, tôi thường cùng các bạn chơi những trò chơi dân gian như: lò cò, đánh mảng, kéo co và được mặc quần áo mới. Thích nhất là được cùng mấy đứa bạn chạy theo Phường bùa, đi chúc tết khắp làng và được mừng tuổi bằng những cặp bánh trưng, bánh ốc, bánh ống nhỏ xinh. Những cô gái Mường thì lúng liếng trong bộ trang phục truyền thống với đôi má hồng và miệng cười thật tươi. Tiếng hát của các cô ngân nga, hoà quện cùng âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng mê đắm lòng người. Nhưng có lẽ vui và hào hững nhất là các chàng trai. Họ thể hiện mình trong ngày hội với những trò chơi khoẻ khoắn như: kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền. Họ cũng thật khéo léo khi hát Thường đang và chơi ném còn…

      

Ông nội tôi và nhiều người già trong làng cũng ra vui hội cùng con cháu. Nội tôi vừa vui vừa xúc động khi nhớ về những ngày tết trước đây. Lúc đó, quê tôi còn nghèo lắm. Phương tiên đi lại không có, điện cũng không. Bây giờ, cả làng đã có điện, có xe ô tô về đến tận làng, có ti vi, điện thoại. Nội có thể nghe, có thể nhìn thấy người dân khắp nơi ăn tết vui như thế nào.

      

Ông Bùi Văn Bách, Chủ tịch UBND xã thì phấn khởi kể về bà con trong xã ăn Tết. Ông cho biết: Xã Chí Đạo có 8 xóm, 2736 khẩu, 538 hộ. Tuy thu nhập bình quân của người dân trong xã mới đạt khoảng 5 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo còn chiếm 28%, đường giao thông, đi lại còn rất vất vả…nhưng 5 năm trở lại đây, nhân dân trong xã đã có sự nỗ lực và phát triển. Cả xã có 90% số hộ gia đình có xe máy và phương tiện nghe nhìn; 100% trẻ em đến lớp đúng độ tuổi; số hộ gia đình có mức thu nhập khá tăng lên và theo ông Bách, năm nay, bà con trong xã ăn Tết to hơn mọi năm, bởi nhiều gia đình đã chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào sản xuất để phát triển kinh tế tốt hơn. Phần lớn các hộ gia đình đều biết tận dụng thế mạnh trồng cây Dổi lấy hạt cho thu nhập khá và kết hợp với nhiều loại hình kinh tế khác như: phát triển dịch vụ, chăn nuôi, trồng rừng và phát triển nghề dệt.

     

 Thực hiện phong trào “ Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, người dân quê tôi ăn Tết tiết kiệm và gọn nhẹ hơn. Trong ngày Tết không uống nhiều rượu, không ăn Tết kéo dài đến nửa tháng như trước đây. Tết đến, xuân về sẽ là mùa của cây trồng nẩy lộc, tốt tươi. Người dân quê tôi sau những ngày vui xuân ý nghĩa sẽ khẩn trương bước vào vụ cấy trồng mới tốt tươi.

 

 

                                                                       Hồng Duyên

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục