Đó là một buổi sáng mùa hè năm 1976. Khi tôi đến cổng hội văn nghệ thì cũng vừa lúc anh Trịnh Công Sơn bước ra khỏi quán cà phê bên đường. Hôm ấy là ngày đầu tuần, cơ quan sắp giao ban. Chúng tôi đang đứng nói chuyện để đợi giờ vào họp, bỗng một chú ve từ trên cao rơi xuống chân tôi. Tôi tò mò nhặt con ve lên; nó không còn hát.

Anh Sơn nhìn con ve một lúc rồi nói:


- Vậy là hết rồi!

- Cái gì hết? - tôi hỏi.

- Đời con ve đã hết, có lẽ chỉ một lát nữa thôi.


Nói rồi, anh Sơn cầm con ve từ tay tôi, giọng buồn buồn:


- Dạ biết không, để thành một giọng ca, con ve đã im lặng rất lâu ở trong đất. Từ một cái trứng ve để thành một ấu trùng... ve đã thay hình đổi dạng nhiều lần, mình không nhớ chính xác là bao nhiêu, nhưng có một tài liệu nói quá trình hình thành một con ve rất dài – đến những 18 năm.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

- Trời ơi, 18 năm – tôi ngạc nhiên kêu lên.

- Đúng, 18 năm mới thoát khỏi mặt đất, thoát khỏi bóng tối để ca hát dưới mặt trời.

- Vậy con ve ăn gì, anh Sơn?

- Ve uống nắng, ăn sương, khổ hạnh như một tu sĩ. Nó nhả ra giọng hát ve sầu như tằm nhả tơ râm ran trời đất, nhưng chỉ được 90 ngày rồi tắt. Lúc đó, ve sầu kiệt sức, từ trên cây rơi nhẹ nhàng xuống đất. Đó là lúc “kim thiền thoát xác”.


Anh Sơn ngậm ngùi nhìn chú ve câm lặng trong lòng bàn tay. Tôi chợt nghĩ, chỉ một lát nữa thôi, một đàn kiến sẽ tìm đến... lớp lớp bu kín thân xác ve sầu. Chạnh lòng, tôi xin lại anh Sơn con ve.


Có tiếng gọi chúng tôi vào họp.


Đêm hôm đó, tôi thật khó ngủ. Tôi đặt chú ve lên một cái chén nhỏ. Bật đèn, tôi lấy giấy bút ra định làm một bài thơ về đời ve tặng anh Sơn. Tôi viết rất nhanh. Bài thơ theo thể 6 chữ, viết đi viết lại, đọc rồi xóa, rồi viết mà vẫn không thấy vừa lòng. Có lẽ đời ve lạ lùng quá, thánh thiện quá – đó là kẻ chỉ biết dâng hiến, rút ruột gan để hát cho đời vui.

Nó may mắn và hạnh phúc hơn con người là chưa kịp biết buồn thì đã chết. Còn con người đã mang lấy nghiệp trầm luân từ khi còn trong bào thai: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người...”.


Đời ve lạ lùng như vậy, làm sao viết cho đạt. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ mình đã làm rồi chán nản vo tròn tờ giấy ném qua cửa sổ. Tôi ném bài thơ đi như mùa hạ làm rơi rụng thân xác ve sầu. Bài thơ không sống được, cũng đành thôi!


Vậy là ý định làm bài thơ về chú ve để tặng anh Trịnh Công Sơn không thể nào ra đời! Tôi còn nhớ một vài đoạn như:


Đời ve uống nắng ăn sương

Khổ hạnh như chàng tu sĩ

Hát ca đủ chín mươi ngày

Ve nằm yên nghỉ bạn ơi!


hay:


Mười mấy năm nằm trong đất

Lặng câm như kẻ ngoài đời

Bỗng một ngày dâng tiếng hát

Tỏa nắng tràn khắp muôn nơi...


Sau này, tôi đọc được trong một thông tin rằng nhà sinh vật học H.Jébier khẳng định quá trình hình thành con ve ở trong đất chỉ diễn ra có 4 năm. Dẫu thế nào thì câu chuyện về con ve của anh Sơn đã khắc sâu trong tâm trí tôi và tôi tin lời anh như tin một sự thật khó xóa nổi.


Những chú ve đang nhẫn nhục hình thành đời mình trong đất, để rồi sẽ trở lại cất lên giọng hát của chính mình. Tôi tin như kiếp ve thánh thiện, người nhạc sĩ của tình yêu và thân phận con người mãi mãi hát ca bên chúng ta như có lần anh đã tự nhận trong một bài hát của mình:


“Nhiều khi thấy ta là lá cỏ

Ngồi hát ca rất tự do”.

 

 

                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục