Mùng 4 Tết. Dòng người đổ về Văn Miếu ngày càng đông. Đông vui nhộn nhịp nhất có lẽ là cảnh cho chữ của các ông đồ ngay dọc đường vào khu di tích. Năm Canh Dần, năm của hổ dũng mãnh, lòng mỗi người đi du xuân đều hướng đến sự sung mãn, mạnh giàu và may mắn trong năm nay nên chữ được nhiều người xin thường là chữ: Trí, Lộc, Thọ và Phúc Lộc.

Anh chị Bình ở Hoàn Kiếm, Hà Nội đã xin hai chữ: Minh và Học viết thư pháp tiếng Việt để dành tặng hai cháu đang đi học, như một lời chúc và nhắc nhở đầu năm. Chúng tôi cũng được chứng kiến niềm vui của rất nhiều khách du lịch nước ngoài sau khi xin được chữ tại Văn Miếu. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của đôi vợ chồng du khách  người Australia Paul - Alice khi họ vừa xin được chữ Phúc - Lộc sau một lúc xếp hàng.

Khi chúng tôi hỏi ông bà có hiểu ý nghĩa của 2 chữ này không, Alice cười: "Full of happiness" - có thể hiểu nôm na là "tràn đầy hạnh phúc". Đây là món quà sinh nhật đặc biệt ông bà dành cho người cháu gái đã dạy tiếng Anh ở Việt Nam được 7 năm. Đến Việt Nam đã 3 tuần để ăn Tết truyền thống, ông bà đặc biệt có ấn tượng với các hoạt động văn hoá truyền thống ở khu vực Văn Miếu.

Quang cảnh xin chữ bên ngoài Văn Miếu.

Ở bên trong khu nhà Thái học, trong dòng người xếp hàng chật cứng, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều gương mặt của các bạn trẻ, đa số là học sinh, sinh viên ở các trường của Hà Nội đến xin chữ về treo trong nhà và tặng cho ông bà, người thân và bạn bè. Giữa cái lạnh căm căm, mà gương mặt của Nguyễn Anh Tú, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội mặt đỏ phừng phừng, vì đã xếp hàng giữa đám đông đúng 1 tiếng để được xin chữ. Tú vui vẻ cho biết: "Mệt một chút nhưng khi xin được chữ đúng ý nguyện và mong mỏi của mình, thấy lòng thanh thản và cảm giác lâng lâng rất khó tả. Mang được chữ Trí, Học và Phúc về tặng gia đình trong ngày đầu xuân năm mới chắc chắn bố mẹ em sẽ rất hài lòng"…

Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành tâm điểm của người dân Thủ đô khi nhiều hoạt động văn hóa dân gian sống động diễn ra suốt từ mùng 2 đến mùng 8 Tết. Từ những cụ già, người trung niên đến các bạn trẻ, các em nhỏ đều hào hứng tham gia các trò chơi: thi đấu cờ bỏi, cờ người, chương trình biểu diễn ca nhạc dân tộc, rối nước, đánh đu, viết thư pháp, đốt lửa thổi cơm thi (mùng 5 Tết), múa dân gian Long, Ly, Quy, Phượng (mùng 7 Tết), dâng hương…

Bà Phạm Thị Thuý Hằng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết: Với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng ngay từ mùng 2 Tết nên chỉ trong 3 ngày đầu xuân, khu di tích đã thu hút khoảng 7 vạn khách. Đây là con số kỷ lục, chứng tỏ người dân càng ngày càng quan tâm hơn đến văn hóa truyền thống

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục