Chuyện nhà báo nhận phong bì kèm thông cáo báo chí, bộ tài liệu của các công ty, các đơn vị tổ chức sự kiện… khi đi họp báo đã là chuyện bình thường. Nó được hiểu như một bữa cơm trưa, một ly cà phê của người tổ chức sự kiện gửi cho nhà báo, thay lời cảm ơn hoặc thay cho việc phải lo những bữa cơm tập thể tốn tiền mà không mấy ai vui.

 

Khi nhà báo bị… lên thớt!

Có một chi tiết, được coi là chi tiết hài, trong phim "Những nụ hôn rực rỡ" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Nữ nhà báo Hà Trương đang xem show ca nhạc từ thiện thì đòi tìm gặp người của bộ phim mà cô PR để… đòi nhận phong bì. Quả là cũng khiến nhiều người bật cười. Nhưng cũng không ít người thấy chi tiết này quá lố. Vì nó không chính xác với thực tế của đời sống báo chí. Nó khiến người ta bật cười, phần nhiều vì sự nhấn nhá hơi cố tình của đạo diễn, nhằm tạo hiệu ứng mạnh hơn cho tình huống phim chứ không phải vì sự hợp lý  của nó.

Không ít nhà báo cho rằng, nó không liên quan đến bộ phim. Dẫu vậy, hợp lý hay không, đó cũng chỉ là một bộ phim và đạo diễn có toàn quyền với bộ phim của mình. Nhưng, làm thế nào để "khều" cho trúng lại là một câu chuyện không đơn giản. Sự hiểu biết lúc nào cũng là câu chuyện khôn cùng. Và sự chia sẻ, cảm thông của những người làm nghề cũng là chuyện khôn cùng. Cảm thông hay tức giận, cười vui hay phẫn nộ trước một chi tiết trong phim hoàn toàn là bởi cách mà chúng ta nhìn nhau ra sao, chia sẻ với nhau tới mức nào…

Cũng trong bộ phim này, ca khúc "Em là ai?" của nhạc sỹ Huy Tuấn được coi như cuộc giằng co giữa các nhà báo chuyên săn tin lá cải với một ngôi sao ca nhạc. Và nó cũng làm không ít phóng viên báo mạng tức giận. "Nếu thật sự mà có những nhà báo không vui vì hình ảnh của mình trong bài hát này thì tôi sẽ... rất vui đấy. Chính họ - những người vì bài hát này mà ghét tôi, thì đó chính là nhân vật mà tôi muốn đề cập đến. Và nếu có nhiều người giận thì càng tốt, vì như vậy, tôi cũng đã phản ánh đúng được một mặt trái của nghề báo. Các nhà báo đó đỡ phải tự phê bình chính mình rồi còn gì! Tôi không sợ những người này ghét, vì tôi không sống và làm việc bằng các trò vè, scandal. Tất nhiên tôi hiểu rằng nếu chỉ có công việc, chuyên môn không thì đôi khi rất khô khan, nhưng không phải vì thế mà cứ hô hào hết báo này báo khác điệp khúc "trai gái" đăng tải đầy rẫy trên các báo. Vậy nên, mới cần các nhà báo có nghề - mà theo tôi được biết thì có không ít phóng viên chẳng biết gì về lĩnh vực mà họ viết, thử hỏi có bao nhiêu nhà báo có chút kiến thức về phim ảnh hoặc âm nhạc?

Nhiều phóng viên thường nghe nhạc bằng tai người khác, xem phim thì ngóng cảm xúc của người khác, đợi xem đồng nghiệp viết theo hướng gì thì a dua. Vậy mà khi phim ra, họ cũng "đánh đập", chương trình làm ra họ cũng phê phán như ai. Báo chí vẫn phê phán dạo này âm nhạc xuống cấp, ca từ thế này thế kia, chạy theo thị hiếu rẻ tiền… Tôi cũng thấy được hình ảnh này trong nghề báo, chỉ có điều là các bạn ít tự phê bình mình mà thôi. Tôi thật sự thấy phiền lòng khi thấy các nhà báo trẻ mới vào nghề mà cũng đã chạy mải mê "buôn bán", "xào nấu" như thể họ chỉ có mỗi một việc đấy để làm.

Mới đây, tôi gặp một cô nhà báo rất trẻ, vừa nhìn thấy tôi, câu đầu tiên cô ấy hỏi là về chuyện quan hệ trai gái. Mặc dù tôi đã có lời giải thích, nhưng khi về, cô ấy đã cho tôi ngay một cái tít câu khách đại loại là tôi đang "nhìn ngắm" giai nhân của người khác. Tôi thấy họ mới vào nghề mà chẳng chịu trau dồi nghề nghiệp, lại đã vội vã chạy theo thị hiếu như thế thì một ngày kia họ sẽ mang theo cái hành trang gì, khi họ trưởng thành?" - Huy Tuấn trả lời thẳng thắn trên báo như vậy.

Dường như, sau "tuần trăng mật" của buổi đầu ưu ái, phát hiện, giới thiệu và nâng niu nhau, nhà báo và nghệ sỹ đã buộc phải nhìn nhau như những "đối tác", có mặt mạnh và mặt yếu, phê phán nhau thẳng cánh và chấp nhận nhau như một sự đã rồi…

Chuyện nhà báo nhận phong bì kèm thông cáo báo chí, bộ tài liệu của các công ty, các đơn vị tổ chức sự kiện… khi đi họp báo đã là chuyện bình thường. Nó được hiểu như một bữa cơm trưa, một ly cà phê của người tổ chức sự kiện gửi cho nhà báo, thay lời cảm ơn hoặc thay cho việc phải lo những bữa cơm tập thể tốn tiền mà không mấy ai vui. Và nó không có nhiều, số tiền ít ỏi đó thực sự mang ý nghĩa của sự cảm ơn nhiều hơn là những giá trị vật chất. Không ai giàu được từ những chiếc phong bì đó. Cũng không nhà báo nào có ý định sẽ sống bằng phong bì các cuộc họp báo.

Và, có không ít những nhà báo rất chọn lọc những cuộc họp báo để xuất hiện. Chỉ khi nào thấy những thông tin có giá trị, những cuộc họp báo nghiêm túc thì họ mới tới dự để viết bài. Nếu ai đã từng can dự vào đời sống văn nghệ ở Sài Gòn, sẽ tự hiểu rằng, rất nhiều cuộc họp báo chỉ nhằm để PR một gương mặt hay sản phẩm giải trí nào đó, mà thực sự không xuất sắc. Còn những ngôi sao có đẳng cấp thì thường tổ chức những sự kiện nghiêm túc, và những cuộc họp báo đó không ai có nhu cầu đòi hỏi phong bì.

Việc gửi phong bì kèm theo cho nhà báo chỉ là sự cộng thêm, không có ý nghĩa bắt buộc. Còn bản thân việc đưa phong bì cho những sản phẩm không xuất sắc, là khi người sản xuất không tự tin với sản phẩm của mình và khi muốn "mua chuộc" nhà báo, thì người đáng trách trước tiên phải là nhà sản xuất, là những người đưa ra những sản phẩm chất lượng không cao nhưng lại muốn "đánh lận con đen" với người tiêu dùng bằng việc… mượn tay nhà báo để đưa đến người tiêu dùng những thông tin… óng mượt. Và, những nhà báo tiếp tay cho chuyện đó là người đáng trách thứ hai. Nhưng, đó lại là câu chuyện khác. Nó không phải là câu chuyện phong bì họp báo mà chúng ta đang muốn bàn tới.

Thực ra các nhà báo không nên nổi giận trước một chi tiết phim ảnh. Mà nên nổi giận vì cách mà nhiều người (không phải các đạo diễn hay nhạc sỹ vừa đề cập) đang nhìn về công việc của mình; những nỗ lực đưa thông tin đến bạn đọc đã bị nhìn như một công việc "săn tìm" tiền bạc một cách lộ liễu và hoàn toàn vụ lợi. Còn một chi tiết trong phim mà Nguyễn Quang Dũng đề cập, có lẽ nên hiểu là một sự cường điệu vui nhiều hơn. Và nếu có khắt khe hơn, thì có thể đạo diễn này chưa thực sự am tường về giới báo chí văn nghệ mà thôi…

 

                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục