Khác hẳn với những thông tin khá sốc về một loạt sự "loạn" - loạn ùn người; loạn rác; loạn móc túi; loạn tàn phá tre trúc... không khí Yên Tử ngày hội chùa đầu xuân mùng 10 tháng giêng vô cùng náo nhiệt, nhưng cũng rất thanh bình. Rõ ràng, công việc chuẩn bị cho mùa hội đã được tiến hành khá kỹ lưỡng.

Mỗi mùa một đông hơn

Ông Nguyễn Văn Nền - Phó GĐ Cty QUNIMEX Quảng Ninh - cho biết: 7 ngày đầu tháng giêng, trung bình mỗi ngày, Yên Tử đón chừng 2 vạn khách hành hương. Ngày cao điểm nhất - mùng 8, lượng khách lên đến 4 vạn người. Lượng khách đến Yên Tử một ngày bây giờ bằng cả năm 1995. Hiển nhiên, đây chưa phải là kỷ lục cuối cùng. Lý do dễ hiểu là toàn bộ hạ tầng của Yên Tử năm 2010 đã khá hoàn hảo. 15km đường vào chân chùa trải nhựa phẳng lỳ.

Bến bãi đỗ cho phương tiện cùng các hệ thống dịch vụ được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh 2 tuyến cáp treo hiện đại từ chân núi lên chùa Hoa Yên và An Kỳ Sinh được nâng cấp công suất, rút ngắn tối đa thời gian hành trình,  các tuyến hành hương đường bộ từ chân núi lên chùa Giải Oan và từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng trên 1.000 mét cũng đã được xây bậc, mở rộng, giúp cho khách hành hương lên - xuống thuận lợi và có thể đi - về ngay trong ngày không hề cập rập.

Giá trị lịch sử của danh sơn; sự khoáng đạt của thiên nhiên; sự hoàn hảo của hạ tầng cộng với tâm thế văn hoá của chúng sinh, khiến Yên Tử ngày càng có sức hút mạnh mẽ và trở thành một trong những điểm hành hương lớn nhất khu vực phía bắc mỗi dịp đầu xuân.

Ngày khai hội xuân Yên Tử năm nay khá ấm áp và trong sáng. Không thể đoán trước lượng khách hành hương là bao nhiêu, chỉ thấy người lên như nước dọc các tuyến bộ hành. Nhiều người còn dắt tay hoặc công kênh trẻ con theo. Náo nhiệt, nhưng không chen chúc, bấn loạn. Ông Nền nói: "Năm ngoái, điện thoại di động của tôi lúc nào cũng nóng ran vì phải trả lời liên tục những cuộc gọi do tắc đường. Năm nay nhàn hẳn. Vì ga chính đã nâng công suất gần gấp đôi. Đường đi bộ rộng rãi rồi. Cái cốt yếu thế là ổn".

Những điều khó tránh

Xả rác, chen lấn, móc túi vặt - đó là những câu chuyện muôn thuở không tránh khỏi ở chốn đông người của cõi chúng sinh. Yên Tử trong mùa hội cũng thế. Dọc tuyến đi bộ chừng 2.000m, Cty Tùng Lâm phải cắt cử tới 100 nhân viên chuyên thu gom rác thải. Mặc dù dọc ven đường cách vài mươi mét đã có  một thùng chứa rác. Tiếc thay, rất nhiều người đã không làm được cái việc đơn giản, tối thiểu mà chắc chắn là không bao giờ họ làm đối với căn nhà của mình.

Vậy là môi trường Yên Tử trở thành tai tiếng. Khách hành hương chùa chiền cũng không phải cả vạn người đều lương thiện và tao nhã. Một chiếc điện thoại bị mất cắp; một người bị ngã có thể do xô lấn hoặc cũng có thể do bất cẩn... Tất cả đều là những chuyện không đáng có nếu mỗi người đều ý thức được về mình và mục đích hành hương.
 
Nghĩ cho cùng, may mà những điều không vui kia chỉ là vặt vãnh. Bởi, nếu trung bình 2 vạn người đổ về Yên Tử mỗi ngày đều xả rác bừa bãi, đều bị móc túi, đều bị xô ngã, thì lực lượng dọn vệ sinh môi trường, trấn áp tội phạm, cứu thương cần phải có bao nhiêu mới đủ dẹp yên các tệ nạn này (?!).

Nhân chuyện rác bẩn, lại nhớ sự kiện trong năm Cty Tùng Lâm quyết định xây một cây cầu đá 40m bắc qua suối Giải Oan (ảnh) - con suối quanh năm khô cạn, lổn nhổn đá hộc - làm đường cốt cho chúng sinh qua lại dễ dàng. Suối vẫn tên cũ, có thêm cây cầu tử tế, huyền thoại đâu có mất đi, vậy mà dư luận ầm ĩ tưởng cảnh quan Yên Tử bị phá tan hoang (!). Trong ngày đầu xuân này, bao nhiêu khách hành hương đang đứng thảnh thơi trên cây cầu nhìn dòng suối.  Không biết có ai nghĩ gì về câu chuyện của ngày hôm qua?

Cũng lại chợt nhớ vẻ thoả mãn của ông Phan Xuân Nghị - một khách hành hương đến từ TP.Hồ Chí Minh vừa gặp ở sân chùa Hoa Yên. Ông Nghị bảo: "Tôi đã ở Hà Nội mấy bữa, nghe nói Yên Tử khủng khiếp quá, đã chực quay về. Đến đây, mới thấy Yên Tử náo nhiệt mà thanh bình quá!".

Vâng, náo nhiệt, thanh bình, vui!

                                                                 Theo Báo Laodong

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục