Hát quan họ trên đồi Lim

Hát quan họ trên đồi Lim

Dân ca quan họ Bắc Ninh là vốn văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào ngày 30-9-2009. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy loại hình văn hóa này như thế nào trong thời kinh tế thị trường hôm nay...

Nỗi lo quan họ không còn thuần khiết

Những lễ hội quan họ của xứ Kinh Bắc vào mùa xuân có: hội Lim, hội Ó, hội Diềm, hội Nhồi. Nhưng nổi tiếng nhất và thu hút đông nhất là hội Lim, tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Đến hẹn lại lên, năm nay niềm vui trẩy hội được nhân lên nhiều lần bởi quan họ được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội quan họ chia làm hai phần. Quan họ phần lễ là để thờ thần, Phật; quan họ phần hội là để bọn quan họ nam, nữ của các làng đến tham dự hội hát đối đáp giao duyên. Hiện nay, các nhà nghiên cứu quan họ đã sưu tầm được gần 400 làn điệu và gần 1.000 lời ca quan họ.

Từ nhiều năm nay, cứ đến ngày 13 tháng Giêng người ta lại nô nức đến hội Lim, để mong được xem, nghe, cảm nhận được cái hay cái đẹp của quan họ.

Tuy nhiên, hội Lim hầu như không đáp ứng được mong mỏi của du khách bốn phương khi họ phải nghe hát quan họ trên chiếc thuyền nhỏ xíu, trong cái ao nhỏ xíu. Trên đồi Lim hàng chục chiếc lều tạm được dựng lên, mỗi lều là một đại diện làng quan họ thi nhau hát qua loa phóng thanh khiến phần nào mất đi sự tinh tế, tao nhã thắm thiết tình người của quan họ.

Trong khu vực lễ hội tràn lan các hình thức kiếm tiền mà khá nhiều lễ hội nào hiện nay gặp phải. Nếu cứ đà này, e rằng quan họ sẽ bị biến tướng, khó giữ được chất thuần khiết khiến những người đến với hội Lim cũng chán dần. Chưa kể, nếu như người nước ngoài đến với hội Lim để muốn được biết loại hình văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận, họ sẽ hiểu sao đây?

Để quan họ “sống” như nguyên bản

Sau khi quan họ được tôn vinh trên thế giới, Việt Nam đã hoạch định một chiến lược về quan họ.

Cụ thể, trong giai đoạn 2009-2015, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch cùng Viện Âm nhạc, Sở VH-TT-DL Bắc Ninh, Bắc Giang sẽ thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ di sản quan họ: Giúp cộng đồng nhận diện và kiểm kê dân ca quan họ định kỳ từng năm; hoàn thiện danh sách nghệ nhân; xây dựng chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân; hoàn thiện tư liệu, kết quả nghiên cứu, phân loại và hệ thống tư liệu; tổ chức các liên hoan quan họ Bắc Ninh hai năm một lần; xây dựng đồi Lim thành trung tâm văn hóa quan họ, có khu trình diễn; xây dựng hội Lim (huyện Tiên Du), lễ hội chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) thành hội đối đáp, hát thi giải quan họ; khôi phục hình thức hát thờ ở hội làng Viêm Xá (TP Bắc Ninh) để bảo tồn các giọng lề lối của quan họ Bắc Ninh, thành lập Hiệp hội nghệ nhân quan họ...

Sự công nhận của UNESCO, những hoạch định của nhà nước là điều đáng mừng đối với quan họ và người quan họ. Tuy nhiên, để quan họ thực sự tồn tại, vươn xa với sự độc đáo có một không hai thì vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng.

Xã hội cần tạo môi trường để quan họ “sống” như nguyên bản của nó và phát triển cùng với cây đa, giếng nước, sân đình, nền tảng đã làm nên những giai điệu mượt mà, đằm thắm... Kiến tạo một không gian quan họ, một đời sống văn hóa quan họ như quan họ đã từng có; trong đó vai trò của người dân là cốt lõi và tránh tạo ra những “sân khấu” chỉ để “diễn” thì quan họ mới thực sự đến với mọi người, mọi nơi.

Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh, quan họ tồn tại trong lòng người dân bất chấp mọi sự thay đổi, mọi biến cố của đời sống... Nói như Giáo sư-tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, Phó Chủ tịch Hội văn hóa dân gian châu Á, thì: “Không có ai bảo tồn văn hóa bằng chính người đã sáng tạo ra nó. Hãy trả lại vai trò chủ thể văn hóa cho người dân...”. 

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục