Bộ phim Những thiên thần áo trắng (kịch bản và đạo diễn Lê Hoàng, Hãng phim Việt) đang phát sóng trên VTV3 gây nên những dư luận trái chiều.

Ở nhiều diễn đàn trên mạng, hầu hết ý kiến chê bai bộ phim này, nhất là việc lời thoại và nhiều chi tiết đều xa rời thực tế... khiến nhân vật học trò trong phim không phải “áo trắng” mà cũng chẳng trở thành “thiên thần”.

đạo diễn Lê Hoàng đã tuyên bố đây là phim về lớp học trong mơ, ở đó học sinh trở thành trung tâm và phim không hề có sự xuất hiện của các bậc phụ huynh. Nhưng chính cái sự “trong mơ” này mà các “thiên thần” ăn nói và hành động xa lạ đến mức... phi logic. Tập phim phát sóng gần đây, hàng chục ý kiến lên tiếng về việc những học sinh lớp 12 rủ nhau... cầu khấn với bài khấn dài lê thê để mong tìm lại chiếc vương miện bị mất. Rồi khi điện thoại của học sinh bị cô hiệu trưởng thu về lúc làm bài thi, phát hiện có phim “đen” trong một chiếc điện thoại và yêu cầu chủ nhân của nó tự nguyện khai báo. Mặc dù bị “bắn” phim “đen” vào điện thoại nhưng cô học trò ngây thơ đến mức chả mảy may xem lại điện thoại cho đến lúc bị phát giác... Hàng loạt ý kiến phản ứng về việc tự dưng cô hiệu trưởng kiểm tra điện thoại của học sinh là xâm phạm quyền tự do cá nhân và không hiểu sao cô nàng khờ khạo đến mức không xem lại và dễ dàng xóa nhẹm đoạn phim đó. Chưa hết, vì bị oan ức nên cô nàng... tự tử. Sau đó, cô giáo chủ nhiệm nói với các học trò về sự sống và cái chết. Đây là một trong số ít tập phim tạo được cao trào nhưng vẫn bị chê bai đến vậy.

 Cảnh trong phim Những thiên thần áo trắng.

Đáng tiếc, phim làm về giới “teen” nhưng lại bị chính những cô cậu ở lứa tuổi này phản ứng mạnh mẽ. Họ còn lên mạng rủ nhau viết thư đến VTV yêu cầu ngừng phát sóng bộ phim này. Nhân vật trong phim như từ một thế giới khác, khác xa với đa số học sinh VN ngoài đời từ lối ăn nói, hành xử đến suy nghĩ. Nhận thức xã hội của họ khác xa với những “thiên thần” trong phim. Ngay cả chuyện tự tử thì học sinh thế hệ 9X ở thành phố cũng không dễ dàng tìm đến cái chết như nhân vật trong phim... Vậy nên nhiều ý kiến chua chát rằng những nhân vật trong phim có thể là “thiên thần của Lê Hoàng” nên đừng bắt lỗi phim nữa. “Phim của anh Lê Hoàng có những câu nhạy cảm nên khi duyệt bị cắt”, một thành viên Hội đồng duyệt phim xã hội hóa của VTV “bật mí”. Bị cắt rồi mà vẫn gây tranh luận không ngớt cho khán giả như thế, nếu “nguyên bản” Lê Hoàng thì không biết sự thể sẽ còn ra sao?

“Phim này nhận được rất nhiều ý kiến. Có người khen, người chê. Báo chí hay đi vào tiểu tiết, nhưng vấn đề quan trọng là cần xem phim có tác dụng như thế nào với người làm giáo dục và những người làm cha mẹ”, ông Đỗ Văn Hồng, Trưởng ban Thư ký biên tập, Ủy viên thường trực Hội đồng duyệt phim xã hội hoá - Đài THVN - bày tỏ. Theo ông Hồng, tư duy của các em học sinh trong phim là đáng học tập và phim nêu được nhiều vấn đề tồn tại trong nhà trường hiện nay. “Phim không phải là mẫu hình về giáo dục hay đưa ra mô hình lớp học nay mai phải như thế mà nêu vấn đề để các bậc làm cha mẹ và các nhà giáo chia sẻ. VN chưa có trường lớp nào như trong phim này nhưng tư duy, tâm lý học sinh... thì có”, ông Hồng khẳng định. Trái ngược ý kiến của người “nhà đài”, nhiều cô cậu học trò phủ nhận cả ý nghĩa giáo dục lẫn chức năng giải trí của phim.

Trước thực tế phim cho tuổi học trò còn thiếu trên truyền hình, đúng hơn là thiếu những bộ phim hay có sức ám ảnh người xem như các phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài THVN (VFC) sản xuất: 12A và 4H, Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trời..., hỏi đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC rằng các anh có định bù đắp những thiếu hụt này, anh cho biết: “Dù biết đề tài dành cho tuổi “teen” còn thiếu nhưng nếu không tìm được câu chuyện hay, cách khai thác mới thì phim làm ra cứ na ná như nhau. Vì vậy, VFC rất thận trọng đưa vào sản xuất các phim về lứa tuổi học sinh. Không lẽ cứ quay đi quay lại chuyện học sinh nghịch ngợm, đối mặt khó khăn khi đi xin việc làm, bị cám dỗ... Gần đây, một số dự án phim về lứa tuổi này đề nghị VFC hợp tác sản xuất nhưng chúng tôi từ chối vì thấy có làm thêm những bộ phim ấy cũng không đem lại hiệu quả. Có lẽ cần thêm thời gian để lựa chọn những câu chuyện hấp dẫn rồi mới sản xuất”.

Những thiên thần áo trắng thuộc dòng phim xã hội hóa nhưng không theo quy chế đặt hàng hợp tác sản xuất phim truyện truyền hình phát trên VTV do VTV ban hành năm 2008. Cùng với Bỗng dưng muốn khóc, đây là bộ phim do Hãng phim Việt sản xuất rồi mới “chào hàng” VTV (theo quy chế thì gửi đề cương kịch bản, sau khi kịch bản được duyệt mới chính thức đưa vào sản xuất...). Vì vậy, có thông tin phim này sẽ phát trên Đài Truyền hình TP.HCM từ cuối năm ngoái nhưng rồi... bỗng dưng lên sóng VTV (!).

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục