Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP. Cần Thơ, một công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP. Cần Thơ, một công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hưởng ứng đợt thi đua “Cả nước hướng tới Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngoài thủ đô Hà Nội, hầu hết các địa phương đã nhiệt tình triển khai tại địa phương mình.

Tại Khu di tích lịch sử văn hóa Núi và đền Đồng Cổ, thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, Thanh Hoá, ngày 10 tháng Giêng năm Canh Dần, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển “Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” cho công trình này giai đoạn I.

Công trình gồm 36 hạng mục, được thực hiện từ năm 2007 đến 2015. Theo phân kỳ đầu tư, từ 2007 đến 2010 đầu tư các di tích gốc gồm 5 hạngmục công trình (Nghi môn, đường lên quán Triều Thiên, quán Triều Thiên, Tiền điện, Thượng điện). Sau hơn một năm thi công, các hạng mục công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng bảo đảm đúng tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng, được các nhà chuyên môn đánh giá cao.

Việc công trình được Ban Chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long - Hà Nội gắn biển “Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh và khởi đầu cho những hoạt động hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại tỉnh Thanh.

Chính quyền và ngành văn hóa tỉnh Ninh Bình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Hoa Lư; Tổ chức các lễ hội truyền thống; Trưng bày bảo tàng với chủ đề “Từ Hoa Lư tới Thăng Long - Hà Nội”; Đồng thời triển khai tu bổ, tôn tạo các công trình văn hoá, du lịch nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư, kinh đô xưa của ba triều đại Đinh - Lê - Lý; Xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Bộ Lĩnh Hoàng đế.

Cũng tại địa phương này, Lễ khai kim bức tranh thêu mang tên “Hồn thiêng Đại Việt” do Hiệp hội doanh nghiệp Ninh Bình phối hợp cùng Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành tổ chức. Đây là bức tranh lớn nhất từ trước tới nay của loại hình tranh thêu tay để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bức tranh có chiều dài 33x3,3m, bao gồm các chương nói về lịch sử ba triều đại: Đinh - Lê - Lý. Đó là cờ lau tập trận; thống nhất giang sơn; lên ngôi Hoàng đế; hồn thiêng Đại Việt; trao áo Long bào; diệt Tống, bình Chiêm và ra Chiếu dời đô...

Ngành văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ tổ chức xuất bản các ấn phẩm văn hoá nghệ thuật thời Lý - Trần trên vùng đất Tổ; Triển khai tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, Khu di tích lịch sử đền Hùng, các di tích thời đại Hùng Vương; Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng cấp quốc gia và  tuần lễ phim về Thăng Long - Hà Nội.

Ngành văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế đã giới thiệu một số phim tư liệu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Tỉnh cũng tổ chức hội thảo “Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế trong dòng chảy lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “1000 năm Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội”; Triển khai các hoạt động thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến” và phát động sáng tác báo chí về Đại lễ kỷ niệm 1000 năm.

Bắc Ninh được coi là “quê hương” của nhà Lý, đã khởi công dự án nâng cấp, bảo tồn đền Rồng thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn. Tỉnh cũng tổ chức các hoạt động sáng tác, tuyên truyền, quảng bá các hoạt động văn hoá, triển lãm di sản văn hoá thời Lý; xuất bản các ấn phẩm, xây dựng phim tài liệu lịch sử về vùng đất, con người quê hương nhà Lý.

Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai kế hoạch hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt thành phố đã chủ động phối hợp cùng với Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn tại thành phố, phấn đấu hoàn thành trước ngày Đại lễ.

Hậu Giang là một tỉnh mới được tái lập, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng tỉnh cũng đã cho triển khai dự án bờ kè kênh xáng Xà No có chiều dài 25km chạy qua các huyện Châu Thành A, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh được đặt tên mới là Công viên Văn hoá Xà No. Đây là một trong những công trình bờ kè sông dài nhất Việt Nam hiện nay và đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội gắn biển “Công trình chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, thể hiện tấm lòng của người dân sông Hậu luôn hướng về Thủ đô Hà Nội thân yêu.

Người dân TP. Cần Thơ hết sức phấn khởi trước công trình tượng đài Bác Hồ được khánh thành tại bến Ninh Kiều, trung tâm của thành phố. Tượng đài Bác Hồ được đúc bằng đồng cao 7,2m, đặt trang trọng trong khuôn viên rộng gần 1.800m2, là công trình mang ý nghĩa sâu sắc, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đông đảo quân, dân Cần Thơ. Đây là công trình đầu tiên của các tỉnh, thành trong khu vực gắn biển “Công trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sau cây cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông bắc qua sông Hàm Luông trên Quốc lộ 60 nối TP. Bến Tre với bốn huyện trên Cù lao Minh đã được hoàn thành. Đây cũng là “Công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”... 

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục