Ngày 28-4, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã bắt đầu. Lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa từ Âm Linh tự về nhập điện đình làng An Vĩnh vừa mới được phục dựng đã được 13 tộc họ có những binh phu xưa đi Hoàng Sa tiến hành với sự thành kính.

 

Ngay sau lễ rước linh vị các vị tiền hiền, hậu hiền buổi sáng, lúc 16 giờ chiều, lễ cầu siêu bát độ những vong linh chiến sĩ đã tử nạn trong những chuyến ra Hoàng Sa đã được tổ chức với sự tham gia của trên 50 nhà sư. Vào buổi tối cùng ngày, hoa đăng đã được thả trên biển tưởng vọng các vong linh đội hùng binh Hoàng Sa.

Mô hình thuyền câu và hình nhân đội hùng binh Hoàng Sa chuẩn bị được thả xuống biển.

Tiếng trống liên hồi của lễ hội như tái hiện lại âm hưởng thôi thúc, động viên những binh phu năm xưa lên đường làm nhiệm vụ thiêng vì Tổ quốc. Biết số phận mong manh khi ra biển lớn, hành trang mỗi người mang theo là một đôi chiếu, sẽ là vật dùng để bọc xác nếu không may gục ngã; 7 đòn tre là vật nẹp quanh thân; 7 sợi dây mây được dùng để bó xác người. Thi thể người lính nếu không may xấu số ấy sẽ được đồng đội thả xuống biển cả mênh mông. Chiếc thẻ bài bằng tre có ghi tên tuổi, làng quê, phiên hiệu được cài trong bó xác sẽ là thông điệp gửi lại cho gia đình và bản quán nếu thi thể chưa kịp làm mồi cho cá dữ, khi sóng cả chưa làm tan tành những nẹp tre cùng mấy sợi dây mây… Họ - những binh phu Hoàng Sa - đã ra đi với tâm thức như những cảm tử quân vì chủ quyền đất nước, vì một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc nơi biển Đông xanh thẳm.

Hôm nay 29-4, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống trên đảo Lý Sơn.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục