Giáo sư Lê Xuân Tùng trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội và bản quyền tác giả cho Hà Nội.

Giáo sư Lê Xuân Tùng trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội và bản quyền tác giả cho Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị biểu dương tinh thần làm việc nhiệt tình, vượt khó, trí tuệ tâm huyết của các nghiên cứu, nhà khoa học tham gia biên soạn, hoàn thiện công trình Bách khoa thư Hà Nội, góp phần phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

 

Ngày 8/5, tại lễ tổng kết công trình Bách khoa thư Hà Nội, Hội đồng Biên soạn đã trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước.

Nhân dịp này, thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 24 cá nhân có thành tích trong biên soạn Bách khoa thư Hà Nội.

Giáo sư Lê Xuân Tùng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ nhiệm công trình biên soạn Bách khoa thư Hà Nội cho biết từ năm 1993, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội có chủ trương biên soạn Bách khoa thư Hà Nội, phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Cùng năm đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập Ban Chủ nhiệm công trình Bách khoa thư Hà Nội. Và năm năm sau, ngày 4/5/1998, Bộ Chính trị một lần nữa nhấn mạnh phải hoàn thiện Bộ Bách khoa thư Hà Nội.

Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập, với khoảng 8.000 trang in, bước đầu giới thiệu những thành tựu văn hóa, khoa học của Thủ đô suốt 1.000 năm qua (1010-2010); những tri thức về thiên nhiên, xã hội và con người Hà Nội trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, chính trị, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật.

Tri thức trong mỗi tập được trình bày theo ba cấp độ, từ tổng luận, khái quát toàn tập đến các chuyên mục nhỏ, các mục minh họa, phát triển các vấn đề cụ thể. Thông qua đó, những nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến được giới thiệu, phục vụ rộng rãi bạn đọc trong và ngoài nước.

Bách khoa thư là loại sách “vua của các sách công cụ,” nhằm tổng kết các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ yếu dựa vào các công trình đã được nghiên cứu và đánh giá, được xã hội thừa nhận./.

                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục