Năm 1994, khi triển lãm “Tranh làng Cổ Đô” do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thì ngôi làng này được biết đến với cái tên “Làng họa sĩ”.

 Để nuôi dưỡng những mầm non hội họa cho làng, năm 1996, những họa sĩ "xịn" của làng cùng nhau lập nên lớp học vẽ cho con em Cổ Đô.

 

Mô tả ảnh.
Lớp học do họa sĩ Trần Hòa – hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng 4 họa sĩ, thầy giáo Hoàng Văn Việt, Phan Quang Tùng, Nguyễn Trường Yên, Phùng Duy Đức sáng lập ra từ năm 1996.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Lớp học được chia làm 2 độ tuổi: Lớp từ 8 – 12 tuổi học lý thuyết, vẽ tĩnh vật và cảnh vật xung quanh làng. Lớp từ 13 – 16 tuổi vẽ tranh khó hơn và thường xuyên tổ chức đi dã ngoại rừng quốc gia Ba Vì, đi dọc sông Đà, bãi nổi ven sông Hồng…
Mô tả ảnh.
Mỗi học viên được trang bị dụng cụ học tập hết gần 385.000 đồng/em/năm với bút, màu, giấy, giá vẽ…
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
2 năm tuyển chọn 1 lần, mỗi lần tuyển chọn có tới 500 - 600 em học sinh tham gia nhưng chỉ chọn ra 60 em, chia làm 2 lớp học.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mỗi học viên được phát cho một tờ "Nội quy lớp học". Phụ huynh phải làm đơn xin con em học vẽ ở lớp này và ghi vài dòng cam đoan. Thủ tục khá quy củ nhưng đây là lớp học miễn phí nên các bậc phụ huynh rất hào hứng cho con em theo học.
Mô tả ảnh.
Hiện Cổ Đô có 11 họa sĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, 3 hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Hà Nội. Hơn 30 người tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ ngành hội họa. Họa sĩ Hoàng Việt (trong ảnh) vừa giảng dạy môn họa tại trường THCS Cổ Đô vừa là người đứng lớp chính của lớp học vẽ này.
Mô tả ảnh.
Năm 2000, trong cuộc thi hội họa toàn tỉnh Hà Tây (cũ), hai em Hoàng Thị Giang đạt giải 3 với bức “Ngày mùa”, em Phùng Lương Thiện cũng đạt giải 3 với bức “Đi học mùa lũ”. Những năm gần đây, những cuộc thi cấp tỉnh, thành phố dành cho học sinh ít được tổ chức nên các em chủ yếu tập vẽ và tham dự những cuộc thi của làng tổ chức.
Mô tả ảnh.
Sau những buổi học, thầy và trò cùng thảo luận về sản phẩm. Bức nào đẹp sẽ được chọn dự thi hội họa làng Cổ Đô.
Mô tả ảnh.
Họa sĩ Trần Hòa là người thiết kế lôgô để sắp tới Cổ Đô sẽ thành lập làng nghề.
Mô tả ảnh.
Bảo tàng mỹ thuật làng Cổ Đô tọa lạc trên khuôn viên 2 hecta, được Nhà nước đầu tư 4 tỷ đồng, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 1/2010. Nơi đây sẽ tổ chức các cuộc thi, trưng bày các sản phẩm của các họa sĩ thành danh và tác phẩm của học viên lớp học vẽ. Tiền bán tranh được tái đầu tư cho lớp học vẽ
Mô tả ảnh.

Các em sẽ là những mầm non của làng nghề hội họa Cổ Đô trong tương lai?

                                                                                           Theo Vnn

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục