Các làng văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thủy vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân

Các làng văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thủy vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Yên Thuỷ luôn quan tâm, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hoá, từng bước đạt hiệu quả cao, góp phần tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân.

 

Để phong trào phát triển sâu rộng, mang tính thiết thực, hàng năm, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Yên Thuỷ đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn nhằm huy động sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể và thu hút đông đảo các lực lượng xã hội tham gia. Đồng thời chỉ đạo cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đội thông tin lưu động, giới thiệu các gương điển hình về xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đã bám sát kế hoạch của huyện, căn cứ vào thực tế của cơ sở chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện phong trào. 100% các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch triển khai ở cơ sở và 100% các xóm, tiểu khu trong toàn huyện đã có quy ước, hương ước lồng ghép với các tiêu chí xây dựng nếp sống văn hoá và thực hiện QCDC ở cơ sở.

 

Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nói chung và phong trào xây dựng làng văn hóa nói riêng chính là việc cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết và phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng triển khai trong mọi tầng lớp nhân dân ở các khu dân cư, giúp người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong phát triển KT – XH ở địa phương.

 

Những năm qua, về lĩnh vực phát triển kinh tế, người dân các thôn, xóm trên địa bàn huyện Yên Thuỷ đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp cũng như năng động trong đầu tư mở mang các ngành nghề TTCN, dịch vụ, thương mại tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp ra thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng thu nhập bình quân lên hơn 8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,88%.

 

Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy phong trào văn hoá, xã hội lan toả mạnh ở cơ sở trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn nghệ, thể thao… Hiện tại ở các thôn, xóm, khu dân cư trong huyện đều có 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, nâng cao. Toàn huyện có 29 câu lạc bộ TDTT thu hút gần 13.000 lượt người thường xuyên luyện tập. 95% hộ dân được sử dụng các phương tiện nghe nhìn; 80% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Người dân các khu dân cư luôn coi trọng xây dựng cảnh quan môi trường bằng việc phát động nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào trồng rừng, trồng cây xanh, xây dựng mô hình “vườn, chuồng xanh - sạch -  đẹp” và thường xuyên thực hiện tốt công việc sửa sang đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp… Đặc biệt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng ở cơ sở đã được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, nhân dân ủng hộ. Bên cạnh hệ thống điện - đường - trường - trạm từng bước được đầu tư xây dựng kiên cố, người dân các xã, thị trấn của Yên Thuỷ đã nhiệt tình quyên góp, ủng hộ xây dựng công trình văn hoá, thiết chế văn hoá. Nhờ đó đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đã có sân thể dục thể thao. Từ năm 2005, cùng với nguồn vốn đầu tư của tỉnh và huyện, nhân dân trong huyện đã quyên góp trên 3,5 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động xây dựng nhà văn hoá thôn bản làm nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng cho các khu dân cư. Các nhà văn hoá đi vào hoạt động cũng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân thông qua tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao hay các hoạt động mang tính cộng đồng.

 

Chung tay góp sức xây dựng làng văn hoá với nòng cốt là xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư tiên tiến, vì vậy, phong trào ở Yên Thuỷ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, tạo ra cục diện mới cho bộ mặt nông thôn. Nếu như năm 2005, toàn huyện mới có 7.656 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá thì đến năm 2009 tăng lên 10.449 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn này và 115 khu dân cư tiến tiến. Theo đó đã có 104 thôn, xóm, khu dân cư được công nhận làng văn hoá, khu dân cư văn hoá, đạt 66,24% tổng số thôn, xóm, khu dân cư trong toàn huyện. 

 

 

                                                                                    Thu Hiền

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục