Lễ hội áo dài - một trong những nét đẹp của các kỳ Festival Huế.

Lễ hội áo dài - một trong những nét đẹp của các kỳ Festival Huế.

Chỉ còn 7 ngày nữa, Festival Huế 2010 sẽ chính thức diễn ra (từ ngày 5 đến 13-6-2010) với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, quy tụ đông đảo các nghệ sĩ trong và ngoài nước tham gia. Festival Huế 2010, sẽ là dịp để công chúng trong nước, cũng như du khách nước ngoài cùng thưởng thức những chương trình nghệ thuật, những hoạt động văn hóa đặc sắc nhất.

 

Những điểm nhấn

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 5-6 tại Quảng trường Ngọ Môn mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, được kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu và nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert. Đây là một điểm nhấn tại Festival Huế 2010 được du khách chờ đợi.

Các chương trình khác như “Đêm hoàng cung” diễn ra vào các tối 5, 8, 11-6 tại Đại Nội; “Huyền thoại sông Hương” (tối 6, 12-6 tại sông Hương); “Hành trình mở cõi” (7-6 tại sông Hương) cũng là những chương trình nghệ thuật lớn, dự kiến được tổ chức khá hoành tráng, đều do đạo diễn Lê Quý Dương làm tổng đạo diễn.

Lễ hội áo dài “Vọng thiên niên” diễn ra lúc 20 giờ ngày 8-6 tại Cửa Thượng Tứ, sẽ gởi đến du khách một thông điệp về một hành tinh xanh vô tận qua những bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, Việt Liên, Viết Bảo, Thương Huyền, Quang Huy, Thu Giang…

Chương trình nghệ thuật “Hơi thở của nước” diễn ra vào các tối 6, 9, 11-6 tại hồ Tịnh Tâm. “Hơi thở của nước” dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của đôi trai tài gái sắc. Cô gái Kinh Bắc duyên dáng, xinh đẹp được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu. Mặt hồ Tịnh Tâm chính là chiếc gương soi ký ức của cô gái… Bên cạnh ý nghĩa tôn vinh di sản, chương trình còn tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, trong không gian lung linh huyền ảo của hồ Tịnh Tâm.

Điều đặc biệt, ba loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là nhã nhạc Huế, ca trù, quan họ, cùng với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như: chèo, ngâm thơ cổ, dân ca… sẽ hội tụ trong “Hơi thở của nước”, càng làm đậm bản sắc văn hóa Việt.

Lễ tế Đàn Nam Giao (tế Giao) diễn ra vào tối 9-6 tại Đàn Nam Giao, gồm hai phần: Lễ rước Hoàng đế từ Trai Cung lên đàn tế và Lễ tế Giao tại đàn tế. Điểm đặc biệt của năm nay là lễ tế Giao với 1.000 người tham gia với đầy đủ đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên các án thờ... Đây là những con số đặc biệt nhằm hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội…

Giao lưu và hội nhập

Ở Festival Huế 2010 lần này sẽ có rất nhiều nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước tham gia trình diễn, tạo nên không khí giao lưu văn hóa, nghệ thuật tô thắm tình nghệ sĩ. Trong đó, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Lào Cai sẽ trình diễn chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hồn núi”, giới thiệu những vũ khúc tưng bừng, những tiếng khèn, tiếng sáo dìu dặt của người Mông, hòa cùng điệu nhảy thăng hoa của người Dao đỏ; hay câu ca, tiếng đàn của người Pa Dí rộn ràng cùng điệu xòe của người Hà Nhì…

Đoàn Ca múa nhạc Đắc Lắc sẽ giới thiệu chương trình “Cội nguồn – Khát vọng”, được kết hợp giữa nghệ thuật dân tộc và hiện đại, hứa hẹn mang lại cho người xem những tiết mục ấn tượng, độc đáo, đậm chất núi rừng Tây Nguyên trù phú.

Đoàn Ca múa nhạc dân gian Sao Biển – Phú Yên mang đến những điệu hát bài chòi, điệu lý, câu hò trữ tình, tái hiện những đêm trăng thanh bình nơi đồng nội như: Ký ức một khúc dân ca, Tình tự quê nhà, Rủ nhau đi đánh bài chòi… Đặc biệt, đoàn còn giới thiệu những tiết mục hòa tấu đàn đá, kèn đá (có niên đại trên 3.000 năm được tìm thấy tại Phú Yên)…

Bên cạnh đó, hàng chục đoàn nghệ thuật đến từ nhiều nước trên thế giới cũng sẽ góp mặt ở Festival Huế 2010. Trong đó, đất nước Nga xinh đẹp sẽ có 2 đoàn nghệ thuật tham gia: Đoàn ca múa nhạc dân gian Zvontsy sẽ biểu diễn tiết mục “Đám cưới Nga”, cùng một số tiết mục, trò chơi vui nhộn. Nhóm múa Raduga - Divertisment & Flamingo sẽ biểu diễn chương trình nghệ thuật chủ đề “Tình yêu từ nước Nga”, với những điệu múa ballet cổ điển, những điệu nhảy dân gian, hiện đại xen lẫn các tiết mục múa - nhào lộn hấp dẫn.

Trung Quốc cũng sẽ có 2 đoàn nghệ thuật tham gia gồm Đoàn nghệ thuật Múa rồng Thê Hà - Nam Kinh và Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Vân Nam. Trong đó, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Vân Nam sẽ trình diễn những tác phẩm xuất sắc nhất đã đạt nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan nghệ thuật toàn quốc của Trung Quốc như: “Đạo Ngân Khố”, “Kim Tiền Báo”, “Khổng Tước phi lai”…

Ngoài ra, các đoàn múa cổ điển Odissi - Ấn Độ có sự góp mặt của nghệ sĩ múa nổi tiếng Arundhati Roy sẽ giới thiệu các điệu múa đặc sắc và sinh động như: Shiv Tandava, Abhinaya Dashavatar, Waves, Mokshya…

Đoàn Nghệ thuật truyền thống Okinawa của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản sẽ mang đến Festival Huế 2010 những bộ trang phục đầy màu sắc, cùng những điệu múa cổ truyền cung đình kết hợp với sức mạnh của thế võ Karate và vũ điệu Eisa – một điệu múa vui tươi, nhịp nhàng hòa trong câu hát và tiếng trống rộn rã.

Đoàn Nghệ thuật Désaccordé của Pháp sẽ giới thiệu vở diễn “Imago” với kịch bóng và múa rối.

Đoàn Cà kheo De Steltenlopers Van Merchtem của Bỉ với 40 nghệ sĩ sẽ ra mắt một chương trình hoành tráng, mới lạ trên các đường phố lớn của thành phố Huế trong suốt thời gian diễn ra Festival…

Đến với Festival Huế 2010 còn có các đoàn nghệ thuật: Viện Âm nhạc dân tộc Busan, Hiệp hội Các tổ chức văn hóa - nghệ thuật Yangpyeon (Hàn Quốc), Ban nhạc quy tụ nhiều nhạc sĩ - ca sĩ tên tuổi trên thế giới Curtis King (Mỹ), Ban nhạc Los Tradicionales (Cuba), Dàn nhạc lâu đời nhất và lớn nhất của Đan Mạch - MI22, Đoàn Múa đương đại Tom Dale (Vương quốc Anh), Nhóm nhạc Bélo (Haiti), Đoàn Nghệ thuật xiếc Carnival of the Divine Imagination - Australia, nghệ sĩ dương cầm Jean Francoise Maljean, nghệ sĩ kịch câm xuất sắc của Nhật Bản - Iimuro Naoki, hai nghệ sĩ vĩ cầm Olav Luksengard Mjelva và Anders Hall (Vương quốc Na Uy), nghệ sĩ đàn guitar nổi tiếng của Mexico - Paco Rentería…

Công chúng trong và ngoài nước sẽ có những giây phút, những chuỗi ngày thưởng thức văn hóa, nghệ thuật thật sự thú vị tại Festival Huế 2010. 

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục