Nhà chiếu phim được xây dựng với sức chứa khoảng 100 khách nhưng màn hình tivi thì quá nhỏ so với diện tích phòng xem, lại không có phim tư liệu về địa đạo Vịnh Mốc; ngôi nhà vì thế từ lâu đã trở thành nơi tạm nghỉ ngơi cho du khách(!).

 

Bà Lê Thị Tố Hoài, Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử cách mạng địa đạo Vịnh Mốc, Quảng Trị cho biết: Địa đạo Vịnh Mốc mở cửa đón khách từ năm 1983. Từ năm 1996 - 2004, do một số hạng mục của di tích xuống cấp nặng nên Trung ương đã hỗ trợ 8,5 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo đợt 1 và xây mới các công trình phụ trợ.

Theo đó, Ban quản lý đã bê tông kiên cố gần 1km kè dọc bờ biển Vĩnh Thạch, gia cố bằng gỗ lim 13 cửa ra vào địa đạo, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trong lòng địa đạo, xây dựng khu đón tiếp trên diện tích 7ha, xây dựng trục đường chính từ khu đón tiếp đến cửa địa đạo dài gần 1km và các đường nhánh tỏa đi trong khuôn viên bằng đá chẻ khối, hình dáng con đường gấp khúc, thể hiện một phần cấu trúc của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh...

Khách đến tham quan, chiêm ngưỡng kỳ tích độc đáo địa đạo Vịnh Mốc.

Thế nhưng, một số hạng mục được trùng tu, xây mới đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng được hoặc đã xuống cấp nặng. Chẳng hạn nhà trưng bày không chỉ xuống cấp mà còn bộc lộ nhiều bất cập như: sức chứa quá nhỏ so với lượng du khách đến đây; kiến trúc nhà không phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng ở Quảng Trị... Rồi nhà chiếu phim được xây dựng với sức chứa khoảng 100 khách, được trang bị tivi và đầu đĩa nhưng màn hình tivi thì quá nhỏ so với diện tích phòng xem, lại không có phim tư liệu về địa đạo Vịnh Mốc; ngôi nhà vì thế từ lâu đã trở thành nơi tạm nghỉ ngơi cho du khách(!).

"Vấn đề bức xúc nữa là bãi đỗ xe ôtô cho khách tham quan. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 70-100 xe ôtô đưa du khách ra vào khu di tích, trong khi đó bãi chỉ chứa đủ gần 10 xe, nên đã thường xuyên xảy ra va quệt gây hỏng xe của khách" - bà Lê Thị Tố Hoài cho biết thêm.

Thiết nghĩ, việc đầu tư xây dựng, tôn tạo hoàn thiện một số hạng mục của di tích địa đạo Vịnh Mốc sao cho xứng tầm với "thương hiệu" là một vấn đề đáng lưu tâm của các ngành chức năng

 

                                                                                Theo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục